5 Cách để gắn kết đội ngũ

0
101

Khi doanh nghiệp chỉ có vài ba người, mọi người vì tình yêu thương, vì đồng cảm nỗi khổ với sếp mình, vì một tương lai tươi sáng mà làm việc không nề hà, có thể làm đến tận đêm khuya, mọi người phối hợp nhau rất nhịp nhàng, có lỗi gì thì cùng khắc phục và bỏ qua cho nhau.

5 cach gan ket doi ngu
Gắn kết đội ngũ

Và công ty bắt đầu phát triển, nhân sự vào nhiều hơn, sự chuyên môn hóa thay thế dần cho việc kiêm nhiệm trước đây. Mọi thứ có vẻ đi vào quỹ đạo nhưng nó lại là khởi nguồn cho việc đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau khi mà công tác quản trị, vận hành kém.

1. Nguyên nhân đội ngũ chưa gắn kết

1.1. Do thiếu bảng mô tả công việc rõ ràng

Nhân viên chưa hiểu về công việc mình phụ trách, chẳng hạn như: đâu là trách nhiệm chính của họ, đâu là việc họ chỉ hỗ trợ thôi và đâu là việc tạm thời kiêm nhiệm. Nhân viên họ chưa biết phải làm những gì, cứ làm theo chỉ thị của sếp như một con rối, dẫn đến họ quên mất trách nhiệm chính của họ là gì và để trôi việc. Sau đó họ lại bị sếp la mắng là không hoàn thành công việc, làm việc không hiệu quả. Thế là cảm xúc dâng trào, họ tìm đủ cớ để mà đổ lỗi, đội ngũ mất dần sự gắn kết.

Khong co tieu de 1023 × 767 px 3
Bảng mô tả công việc
1.2. Quản lý giao việc không rõ ràng.

Quản lý khi giao việc cho đội nhóm theo kiểu cả nhóm cùng làm, không phân chia ai chịu trách nhiệm chính ở mục nào, ở khâu nào hoặc quản lý để nhân sự tự chia mà không có kiểm tra xem chia như vậy ổn hay chưa. Dẫn đến sự thiên vị, cả nể giữa các nhân sự với nhau, ma cũ ăn hiếp ma mới hoặc cùng bè thì hỗ trợ nhau, khác bè thì cho tự bơi, sự gắn kết đội ngũ bị mất.

5 cach gan ket doi ngu 1

Và khi triển khai gặp vấn đề nhân sự thiếu trách nhiệm, lại nghĩ đây là việc của người khác, hoặc bệnh “ơ em tưởng việc này chị A làm chứ”, hoặc “ơ em không biết, em chỉ biết việc của em thôi”, mọi người lại có dịp lôi ra đổ lỗi cho nhau, sự gắn kết đội ngũ bị mất dần.

1.3. Quản lý không có tiêu chí đánh giá công việc rõ ràng

Rất nhiều nơi cứ đưa ra tiêu chí rất chung chung, không đo lường được. Ví dụ như với kế toán sếp yêu cầu nộp báo cáo đúng hạn mà lại bỏ qua tiêu chí độ chính xác, dễ nhìn, các số liệu phải có công thức kết nối nhau. Khi sếp kiểm tra số liệu thì không khớp, kỳ này nhảy sang kỳ kia. Hỏi kế toán thì kế toán bắt đầu ca bài ca con cá, nào là, tại bởi, lý do là để tìm một ai đó, một lý do nào đó để đổ lỗi.

1.4. Sếp có thói quen đổ lỗi cho nhân viên thay vì nhận lỗi

Tại nhiều doanh nghiệp, chính sếp lại là người đổ lỗi nhiều nhất, đổ lỗi cho nhân viên của mình thay vì nhìn nhận cái sai, cái lỗi và chịu trách nhiệm. Vì có câu “trên không nghiêm, dưới tắc loạn”. Một người sếp chuyên đổ lỗi thì nhân viên bên dưới cứ thế mà noi theo làm y như sếp thôi.

5 cach gan ket doi ngu 2

Những điều trên, nhiều sếp không nhận ra hoặc nhận ra mà cứ cho là chuyện nhỏ. Lâu dần sẽ trở thành một cái “nề nếp xấu”, “nét văn hóa xấu” trong doanh nghiệp khó mà chỉnh sửa được, đương nhiên sự gắn kết đội ngũ là không có. 

2. Cách gắn kết đội ngũ

Các nhà quản lý cần làm gì để ” gắn kết đội ngũ” ?

Tìm được nguyên nhân thì tìm được cách khác phục.

2.1. Có bảng mô tả công việc rõ ràng
2.2. Phân công công việc rõ ràng
2.3. Có tiêu chí đánh giá rõ ràng
2.4. Đào tạo về trí tuệ cảm xúc

Đặc biệt là các cấp lãnh đạo, quản lý khi biết quản trị cảm xúc sẽ biết chèo lái đội nhóm của mình vượt qua những khó khăn thử thách, đồng thời hạn chế những hành vi tiêu cực như: biện hộ, đổ lỗi, chỉ trích…

 

Hơn thế nữa, khi quản lý tiếp cận sự việc với một tinh thần bình tĩnh, chân thanh và cởi mở thì sẽ trở thành tấm gương về thái độ làm việc văn minh, tích cực góp phần xây dựng sự gắn kết đội ngũ.

2.5. Tập thói quen nhận lỗi về mình

Để thực hiện điều này đòi hỏi quản lý cũng cần xây dựng văn hóa “Cởi mở, thẳng thắn” và lan tỏa nó đến từng nhân sự. Nhà quản lý làm gương, tích cực làm gương và khuyến khích mọi người cởi mở, thẳng thắn nêu lên quan điểm của mình, cái gì không hài lòng từ đồng nghiệp, từ quy trình phối hợp liên phòng ban, từ sếp để cùng nhau tháo gỡ, giải quyết.

Trong mỗi một sự việc xảy ra đều có thể học được bài học từ đó với 3 câu hỏi trưởng thành của NLP:

  1. Có điều gì tốt cho tôi trong chuyện này?
  2. Tôi học được bài học gì trong chuyện này?
  3. Lần sau tôi làm khác đi như thế nào?

Từ đó giúp loại bỏ đi sự sợ hãi, bức bối của chính mình, tránh tạo ra sự bức bối nơi công sở, thay vào đó là xây dựng lòng can đảm, chính trực, chân thành. Chỉ có những năng lượng tích cực này góp phần xây dựng lòng tin và sự gắn kết đội ngũ lâu dài.