6 lỗi của chủ doanh nghiệp phải sửa NGAY LẬP TỨC nếu muốn tạo động lực cho nhân viên

0
78

Mỗi khi đặt hàng các chương trình huấn luyện, các chủ doanh nghiệp đều mong muốn gắn kết, tạo động lực cho nhân viên. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần huấn luyện những điều đó thôi mà nội tại công ty không thay đổi để giải quyết nguyên nhân cốt lõi sẽ không có tác dụng gì. Nhiều trong số đó đến từ chủ doanh nghiệp và sau đây là những lỗi thường mắc phải nhất, nếu không sửa thì ngân sách ngân sách đào tạo, ngân sách tuyển dụng tan thành mây khói.

1. Vợ chồng cùng điều hành công ty nhưng không thống nhất rõ vai trò, thiếu nhất quán trong chính sách, dẫn đến không tạo được động lực cho nhân viên.

Ông có tư duy đầu tư, bà có tư duy tiết kiệm là chuyện rất bình thường vì đó là bản năng giới. Tuy nhiên đã điều hành công ty thì chỉ được chọn một và nhất quán với thứ đã chọn chứ không tùy hứng thay đổi. Chọn cái nào sẽ hút người có tư duy đó về làm với mình, như vậy sẽ bền vững. Tuy nhiên đa phần đi hai hàng vì ông bà đều quyết, từ đó chính sách lương thưởng, cách quản lý liên tục thay đổi “hiệu quả” sang “bấm giờ“, rồi “bấm giờ” lại đòi “hiệu quả” khiến đội ngũ không biết đường nào mà lần. Dần dần rồi nản và nghỉ do cảm thấy bấp bênh, mất an toàn, đương nhiên câu chuyện tạo động lực làm việc cho nhân viên là không thể.

7 loi cua chu doanh nghiep
Không rõ ràng trong quản lý thì không tạo động lực cho nhân viên

2. Không nhất quán về chiến lược, nhân viên rối mất động lực làm việc.

Thay đổi linh hoạt để thích ứng và thay đổi tùy tiện rất khác nhau. Điều chỉnh cách làm để hiệu quả hơn là điều hợp lý, nhưng hôm nay chiến lược này, ngày mai chiến lược khác, hôm nay chọn nhóm khách hàng này, chưa đủ thời gian kiểm tra, chưa đủ mẫu thử và sai đã sốt ruột chuyển sang nhóm khác là điều tối kỵ khi điều hành. Thay đổi kiểu này khiến đội ngũ thấy sếp không có chính kiến, không có định hướng rõ ràng, cái gì cũng dở dở ương ương,…nên trở nên thụ động dần vì có chủ động thì mai lại đổi, mất công mất sức suy nghĩ làm gì. Tình trạng kéo dài sẽ không thể tạo động lực cho nhân viên và họ sẽ nghỉ.

7 loi cua chu doanh nghiep 1
Không nhát quán chiến lược, nhân viên rối, mất động lực

3. Không công nhận đóng góp của nhân viên, chưa gì đã “CHÊ” vì thói quen xấu trong giao tiếp.

Ai cũng có tự tôn, đặc biệt với những nhân viên có tinh thần muốn chiến đấu lại càng có sự tự tôn cao. Việc dập tắt sáng tạo bằng kiểu chê, kiểu so sánh chỉ khiến công ty mất đi nguồn chất xám và cảm hứng sáng tạo dồi dào. Một đứa trẻ lớn lên bằng sự động viên luôn phát triển hơn hẳn về mặt tư duy, về sự tự tin so với một đứa trẻ suốt ngày bị ba mẹ chê. Đội ngũ cũng vậy. Bị chê nhiều, thấy bản thân bị so sánh, thấy bản thân không được coi trọng thì người ta nản và nghỉ là đúng.

7 loi cua chu doanh nghiep 2

 

4. Không có quỹ tiền “chấp nhận rủi ro” để tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng sáng tạo. 

Trừ khi trả lương thật cao thuê người thật giỏi, còn nếu đã chấp nhận thuê người vừa vừa để giảm tải ngân sách thì phải có “không gian” cho nhân viên thử và sai ở mức cho phép, sau đó điều chỉnh để hoàn thiện dần. Tuy nhiên đa số công ty SME và Startup không làm điều này, hoặc là mắng như tát nước, hoặc là không cho nhân viên cọ xát (chỉ rót data cho người làm lâu năm chăm sóc là một ví dụ). Nhân viên không có động lực, không thấy cơ hội phát triển, nản và nghỉ.

 

5. Không giữ lời hứa, không giữ cam kết so với những gì đã nói với đội ngũ.

6. Đặt mục tiêu hư cấu, muốn có kết quả ngay trong khi nền tảng chưa có gì, chưa vững chắc.

Cái này cộng với lỗi số 2 ở trên nữa thì không thể tạo động lực cho nhân viên vì người ta luôn trong tâm trạng “gánh áp lực trong vô vọng, không thấy lối ra“. Cái gì cũng cần thời gian theo quy luật tự nhiên, và nhiều yếu tố liên quan đến năng lực thiết kế kế hoạch chiến lược. 

Nhân sự luôn là yếu tố then chốt trong sự phát triển của một công ty, vì vậy mà việc tạo động lực cho nhân viên, phát huy hết khả năng của mình, cống hiến xây dựng công ty chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tư duy, năng lực của chủ doanh nghiệp. Chỉ khi có tư duy, tầm nhìn đúng thì mới có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi theo đúng hướng, nhân viên mới có sự rõ ràng về tiềm năng phát triển, đội ngũ mới tập trung, gắn kết.