Mục Lục
Hiểu rõ sản phẩm công ty, nắm bắt được nhu cầu khách hàng và xử lý các tình huống tốt nhất là những điều một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp phải có.
Các nhà quản lý thường có rất nhiều kinh nghiệm trải nghiệm nhưng thường rơi vào tình trạng không hệ thống được những điều cốt yếu nên chỉ tập trung hướng dẫn nhân viên của mình cách bán hàng, chốt đơn hàng và thương lượng về giá. Và trước nhiều tình huống xảy ra, cấp trên cũng không thể dạy hết được cho nhân viên của mình, đòi hỏi phải có các kỹ năng mềm cần thiết để linh hoạt trong mọi tình huống.
Để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và tiến gần hơn với khách hàng hãy nằm lòng kỹ năng mềm dưới đây.
1.Kỹ năng hiểu mình, hiểu người
Nhân viên kinh doanh sẽ có thể “thấu cảm” được khách hàng khi hiểu được sâu sắc bản thân mình, tại sao mình lại có tư duy, ngôn ngữ, hành vi như vậy và từ đó hiểu sâu sắc đồng nghiệp và khách hàng, sẽ có thể trao nhiều giá trị nhất tới khách hàng thông qua sản phẩm của mình.
2. Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng
Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những đặc trưng tính cách và nhu khác nhau. Thông qua những câu chuyện, những câu hỏi, những điều mà khách hàng băn khoăn nhân viên kinh doanh có thể nhận diện ra các nhóm tính cách của khách hàng.
Mỗi nhóm tính cách sẽ có những nhu cầu, những tử huyệt khách nhau, hiểu được nhân viên kinh doanh sẽ giao tiếp ĐÚNG và TRÚNG những gì khách hàng cần.
Tham khảo thêm về các nhóm tính cách khách hàng tại đây.
3. Kỹ năng lắng nghe
Tưởng chừng đơn giản nhưng lắng nghe là yếu tố quan trọng giúp kết nối giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng. Có rất nhiều trường hợp khách hàng không xác định được thực sự mình cần gì, khi lắng nghe sâu nhan viên kinh doanh có thể xác định chính xác những gì khách hàng cần, và tạo được trải nghiệm wow… mở ra một mối quan hệ sau này.

4. Kỹ năng giao tiếp
Nhân viên kinh doanh nhất thiết phải là người giao tiếp trực tiếp và làm chủ được tất cả các hình thức giao tiếp. Nếu ngoại hình mang đến cái nhìn tốt đệp ban đầu thì giao tiếp là điều lưu lại ấn tượng với khách hàng sau này.
Có rất nhiều các hình thức giao tiếp, nhưng ngôn ngữ không chỉ giúp bạn truyền đạt tối đến khách hàng mà còn giúp bạn hiểu được một phần ý định của khách hàng. Khéo léo phán đoán và xử lý tình huống sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

5. Kỹ năng đặt câu hỏi
Khách hàng đôi khi cũng chưa hiểu hết được nhu cầu thực tế của mình về sản phẩm. Đây cũng chính là lúc nhân viên bán hàng cần đặt ra những câu hỏi cụ thể giúp khách hàng chia sẻ mong muốn của họ. Hãy dẫn dắt họ đến với những câu trả lời mà bạn mong muốn.
Đồng thời khi đặt câu hỏi giúp nhân viên kinh doanh ở thế chủ động từ đó giúp tăng sự tự tin, tăng khả năng điều hướng mua hàng.
Trong coaching NLP người coach là người giúp khách hàng nhận ra vấn đề và từ đó khách hàng tự chốt cho mình.

6. Kỹ năng đàm phán
Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên kinh doanh để đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Nghệ thuật bán hàng về bản chất chính là sự tổng hòa của khả năng thấu hiểu, các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán. Và kỹ năng đàm phán là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả các nghề nghiệp, lĩnh vực trong cuộc sống nói chung và nghề bán hàng nói riêng.
7. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Những người bán hàng giỏi luôn có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề. Hãy luôn bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề, giúp bạn hình dung được đích đến của mình và thực hiện nó. Hãy luôn chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, đây cũng là lý do vì sao NLP khác biệt với tất cả các bộ môn khác, không chỉ giải quyết vấn đề của bản thân mà còn sở hữu công cụ để giải quyết vấn đề của khách hàng.
Khách hàng mua hàng vì giá trị của nhân viên kinh doanh chứ không phải giá trị của sản phẩm.
8. Sự tự tin
Một người lắp bắp, rụt rè chắc chắn không để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt người đối diện. Hãy tự mình học hỏi, nâng cao năng lực tự khắc sẽ đạt được sự tự tin để tạo ấn tượng tốt nhất với khách hàng.
NLP là một trong những bộ môn nhân viên cần cần phải học để có những năng lực cốt lõi, hiểu được nguyên lý, bản chất mỗi sự việc, từ đó uyển chuyển linh hoạt mọi tình huống khi làm việc với khách hàng.
9. Khả năng làm việc nhóm
Sự thành công không bao giờ đến từ một nhân viên kinh doanh đơn lẻ mà từ sự đoàn kết phối hợp với đồng nghiệp cùng phòng ban hoặc các bộ phận liên quan để giải quyết nhanh nhất các vấn đề của khách hàng. Với những dự án lâu dài, đây là kỹ năng không thể bỏ qua.
Các doanh nghiệp nên tập trung đào tạo, nâng cao các kỹ năng mềm cho nhân viên của mình để đem lại hiệu suất làm việc tốt hơn. Tham khảo thêm

Chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn nâng tầm vóc doanh nghiệp để cạnh tranh với đối thủ. Hãy luôn nhớ, nhân sự là chìa khóa cho sự phát triển của công ty.