Bí quyết tuyển dụng và giữ chân nhân sự giỏi

0
84

Tại sao phải biết cách tuyển dụng và đãi ngộ người tài?

Yếu tố quyết định đối với sự phát triển của doanh nghiệp chính là khả năng thu hút và giữ chân nhân viên giỏi. Bạn có thể dễ dàng huy động vốn tài sản cơ sở vật chất, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên liệu nhưng yếu tố quan trọng nhất có thể vận hành và biến tất cả những yếu tố trên thành lợi nhuận chính là con người và hơn bao giờ hết chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề hết sức nghiêm trọng là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tôi nhận thấy rằng việc thu hút nhân viên giỏi và tạo sự gắn bó của họ với công ty là một kỹ năng hết sức quan trọng cũng giống như mọi kỹ năng khác trong kinh doanh hầu hết mọi người có thể học hỏi kỹ năng này bằng cách luyện tập thường xuyên.

 

tuyen dung

Sau đây là 9 bí quyết để bạn tuyển dụng và giữ chân nhân sự giỏi.

1. Hãy cân nhắc trước khi tuyển dụng

Nếu bạn chọn đúng người mọi việc sẽ diễn ra hết sức suôn sẻ, ngược lại nếu bạn chọn sai người mọi việc sẽ bất lợi trì trệ.

Một chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự ước tính rằng một lần tuyển dụng thất bại sẽ làm công ty tổn thất một khoản chi phí bằng khoảng 3 đến 6 lần thu nhập hàng năm của nhân viên đó.

Những công ty thành công và những nhà quản lý giỏi đều có những quy trình tuyển dụng rất hiệu quả.

Bạn có thể làm theo cách đơn giản sau: 

  • Lập ra một danh sách gồm 3 nhân viên mà bạn đã từng phạm sai lầm khi tuyển dụng sau đó rút ra 3 bài học từ sai lầm đó.
  • Lập danh sách những nhân viên giỏi nhất mà bạn đã từng tuyển dụng từ những lần tuyển dụng đó bạn có rút ra được nguyên tắc chung nào không? Bạn có thể áp dụng nguyên tắc chung đó cho quyết định tuyển dụng mà bạn sắp đưa ra hay không?
Thiet ke chua co ten

2.Xem xét yêu cầu của vị trí cần tuyển

Hãy áp dụng quy tắc 10/90. Quy tắc này cho rằng 10% thời gian đầu tiên bạn dành ra để suy nghĩ và lên kế hoạch giúp bạn tiết kiệm 90% thời gian và công sức cần thiết để có quyết định đúng và mang lại hiệu quả lâu dài.

Sau khi suy nghĩ thật kỹ lưỡng, bạn hãy viết cho bạn mô tả công việc gồm đủ ba phần:

– Phần thứ nhất là, nội dung và yêu cầu kết quả công việc mà nhân sự đảm nhận việc gì đó phải đạt được.

– Thứ hai là, những kỹ năng cần thiết để đạt được những kết quả trên.

– Thứ ba và quan trọng nhất là, những phẩm chất yêu cầu đối với nhân viên “lý tưởng” bao gồm khả năng thích nghi với môi trường làm việc 

 Khi bạn liệt kê càng chi tiết càng chính xác những điều bạn đòi hỏi thì bạn càng dễ tìm được ứng viên thích hợp nhất cho công việc đó.

 

3. Lập bản mô tả công việc

Bản mô tả công việc là một danh sách những việc mà một nhân viên phải thực hiện hàng ngày. Và một điều không thể thiếu trong bản mô tả công việc là liệt kê tất cả mọi trách nhiệm và chức năng mà một cá nhân gánh vác để thực hiện tốt công việc, từ việc đến nơi làm việc mỗi sáng, kiểm tra và trả lời email, tất cả những công việc liên quan khác…Càng chi tiết thì bạn càng nâng cao tỷ lệ tuyển đúng người.

 

Thiet ke chua co ten 1

 

Khi đã có trong tay bạn mô tả chi tiết về ứng viên lý tưởng và một bản đồ mô tả rõ ràng nội dung công việc mà ứng viên phải thực hiện, bạn hãy chọn ra những yếu tố cần được ưu tiên xem xét. Hãy đánh giá những yếu tố quan trọng đối với công việc bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 10.

Tốt nhất hãy chia yêu cầu thành hai nhóm “phải có” và “nên có”.

Một số phẩm chất cá nhân và yêu cầu công việc là cực kỳ quan trọng quyết định đến hiệu quả của công việc. Một số khác cũng nên có nhưng không quá cần thiết. Ví dụ tôi luôn mong muốn ứng viên lý tưởng sống gần trụ sở công ty nhưng đó chỉ là một chi tiết cộng thêm không quá quan trọng.

Đồng thời hãy luôn xác định rõ phẩm chất cá nhân, thái độ mà bạn mong muốn ở người mà bạn tuyển dụng. Năng động, lạc quan, cởi mở là những tính cách quan trọng nhất lời khuyên chân thành tôi dành cho bạn là không nên tuyển những người bi quan, tiêu cực, dù về mặt kỹ năng kiến thức chuyên môn họ có giỏi đến đâu bởi hầu hết họ chính là “Ngòi Nổ” gây ra mọi rắc rối ở công sở.

 

4. Phỏng vấn hiệu quả

Bạn cần lập kế hoạch cho buổi phỏng vấn sắp tới. Viết ra một danh sách những câu hỏi dành cho ứng viên. Những câu hỏi đó phải tập trung vào những kỹ năng và phẩm chất quan trọng nhất để hoàn thành nhiệm vụ chính của công việc.

Bằng một số câu hỏi các coach NLP hay hỏi bạn có thể vận dụng trong trường hợp này, ví dụ?

  • Điều gì là quan trọng nhất khi bạn lựa chọn một nơi làm việc?
  • Điều gì xảy ra nếu bạn được lựa chọn?
  • Điều gì xảy ra nếu bạn không được lựa chọn?
  • Có điều gì về công ty mà bạn muốn biết không?
  • Kinh nghiệm và cuộc sống của bạn mà bạn cho là quan trọng nhất?

 

Khi phỏng vấn, bạn có thể áp dụng ” nguyên tắc SWAN” do Giám đốc điều hành tuyển dụng John Swan đưa ra. Theo nguyên tắc này có bốn yếu tố quan trọng nhất mà bạn nên tìm kiếm ở ứng viên: thông minh ( Smart), siêng năng ( Work hard), nhiều tham vọng ( Ambitious) và có phẩm chất tốt ( Nice).

– Ứng viên thông minh, có khả năng tư duy cao hay không là điều quan trọng quyết định đến hiệu quả làm việc của ứng viên. Có lẽ cách tốt nhất để đánh giá ứng viên là chú ý đến số lượng câu hỏi và cách đặt câu hỏi của ứng viên. Những người thông minh thường tò mò và liên tục hỏi về bạn và công ty.

– Nhân viên được chọn cũng phải là người siêng năng sẵn sàng làm việc ngoài giờ khi cần thiết. Dù bạn thật sự không cần ứng viên phải làm thêm giờ nhưng hãy cứ đặt câu hỏi họ: ” Nếu có việc quan trọng cần phải làm gấp bạn có sẵn lòng làm việc thêm giờ không?”. Câu trả lời sẽ giúp bạn loại bớt một số ứng viên không phù hợp.

– Một ứng viên tham vọng là người muốn thăng tiến nhanh trong sự nghiệp và xem công việc đang dự tuyển là một cơ hội là bước khởi đầu cho nhiều bước tiến cao hơn nếu họ thực hiện tốt công việc. Để kiểm tra điều này bạn có thể đặt câu hỏi: ” Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 3 đến 5 năm tới là gì?”

Hỏi ứng viên về những thành tựu lớn nhất họ đạt được và những bài học họ rút ra được giúp họ tiến bộ.

Thông qua những câu trả lời bạn có cơ sở cho lựa chọn của mình.

 

5. Tuyển nhân sự triển vọng nhất

Khi tuyển người bạn cần phải chú ý đến khả năng làm việc lâu dài của ứng viên. Chắc chắn công ty bạn sẽ không cần một người thật giỏi nhưng chỉ có ý định làm việc trong một thời gian ngắn hay còn chần chừ với vị trí mà công ty bạn đang cần. Cơ sở quan trọng nhất để bạn dự đoán khả năng làm việc lâu dài của ứng viên là sự ” tự nguyện”.

Hãy hỏi một vài câu hỏi tại sao:

– Tại sao bạn muốn làm việc ở đây? Tại sao không phải là một nơi khác? Sau đó im lặng và chờ câu trả lời.

– Cụ thể bạn nghĩ rằng bạn sẽ đóng góp gì cho công ty chúng tôi tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Ngay cả khi thị trường lao động đang khan hiếm bạn cũng nên thật kiên nhẫn và cẩn trọng giống như lúc bạn có rất nhiều ứng viên phù hợp để lựa chọn.

7cf0ecd33681c2df9b90

Hãy cân nhắc những ứng viên tỏ ra mình có giá hay cho bạn biết có một công ty danh tiếng khác cũng đang muốn tuyển họ những người như vậy. Nếu bạn cố lôi kéo về công ty thường lại là những người không gắn bó lâu dài vì ngay từ đầu họ không “tự nguyện” làm việc cho bạn.

 

6. Thỏa thuận mức lương phù hợp

Để có thể thu hút người tài, bạn hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc: “Không tính toán với người giỏi”.

Thực tế là ngày nay bạn phải trả bất cứ giá nào để tuyển được một nhân viên thực sự tài giỏi đôi khi đó là cái giá rất cao so với các công ty khác. Mặc dù đối với một số người tiền bạc không phải là động lực thúc đẩy chính nhưng vẫn luôn là một yếu tố quan tâm lớn khi tìm việc làm.

Ngoài mức lương những quyền lợi khác đem lại cho họ trong quá trình làm việc cũng là yếu tố thu hút nhân viên một khoản bảo hiểm y tế hấp dẫn đôi khi lại có giá trị cao hơn so với mức lương cao. Thời gian làm việc tự do, có xe công ty đưa rước hay những kỳ nghỉ thoải mái có thể bù đắp cho mức lương khởi điểm tương đối thấp.

 

Thiet ke chua co ten 3

Nếu có thể, bạn hãy thương lượng mức lương khởi điểm thấp hơn mức ứng viên yêu cầu nhưng đồng ý tăng lương trong vòng ba tháng nếu ứng viên làm việc đạt hiệu quả cao. Ba tháng đầu tiên sẽ là thời gian thử việc sau ba tháng hãy cùng ngồi lại và đánh giá kết quả công việc khi đó giả sử như cả hai đều hài lòng bạn sẽ thảo luận đến việc tăng lương.

 

7. Phân công công việc hiệu quả

Có 5 bước cơ bản mà bạn nên áp dụng thường xuyên để cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên:

  1. Hãy tiếp xúc với nhân viên và dành thời gian giải thích thật rõ nhiệm vụ của từng người. Nếu đó là công việc quan trọng, hãy ghi lại những nội dung đã trao đổi để nhân viên có thể giữ lấy và đọc để hiểu rõ hơn.
  2. Hãy thiết lập những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc đạt được.

Bạn hãy luôn ghi nhớ một nguyên tắc quan trọng: ” Công việc gì có thể đo lường được thì có thể thực hiện được”.

  1. Không bao giờ tự cho rằng nhân viên đã hiểu rõ vấn đề. Trong lúc giao việc bạn hãy yêu cầu nhân viên trình bày lại những gì họ nắm bắt được, không bao giờ giao việc cho một nhân viên mà không yêu cầu họ ghi lại những điều bạn nói.
  2. Hãy thường xuyên đánh giá công việc.

Ý kiến đánh giá sẽ như một ” liều thuốc”  động viên và định hướng nhân viên làm việc hết khả năng của mình. Đặc biệt, những nhân viên mới luôn cần được những ý kiến đánh giá nhiều hơn và thường xuyên hơn.

  1. Bạn phải theo dõi những mục tiêu đặt ra.

Điều này không chỉ giúp cho nhân viên hiểu tính chất quan trọng của công việc mà còn cho phép bạn thường xuyên đánh giá cũng như kịp thời khắc phục những sai sót ngay từ lúc nó mới phát sinh bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể vì những hậu quả có thể xảy ra.

 

Thực ra ai cũng muốn tận hưởng cảm giác thỏa mãn thích thú khi công việc mà mình thực hiện đang tiến triển tốt. Và ai cũng muốn tận hưởng cảm giác thành công và cảm thấy mình có ích cho công ty. Đặc biệt ai cũng muốn nhận được những ý kiến đánh giá và công nhận những thành tích mà họ đạt được đó là những nhu cầu cơ bản của nhân viên mà nhiệm vụ của bạn là hiểu mình hiểu nhân viên để  để đáp ứng một cách kịp thời nhất.

 

8. Chia sẻ trách nhiệm quản lý

Theo thống kê của các chuyên gia ngày nay một nhân viên bình thường sử dụng chưa đến 50% khả năng của mình khi làm việc. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy hơn 55% nhân viên không muốn gắn bó lâu dài với công việc hiện tại họ thường xuyên làm theo kiểu “đối phó” đủ để không bị mất chức hay bị sa thải.

Vì vậy không có cách nào khác là phải cùng họ trao đổi tranh luận giải quyết các vấn đề lên kế hoạch chia sẻ thông tin ý tưởng kinh nghiệm làm việc….

7

Các tuần sau đó, hãy để các thành viên thay nhau điều khiển cuộc họp. Bạn chỉ tham gia cuộc họp như thành viên bình thường, bạn sẽ thấy mọi người được “kích thích” tham gia nhiệt tình hơn vì được tạo điều kiện làm chủ công việc. Đó là bí quyết để xây dựng một đội nhóm làm việc năng động và đạt hiệu suất cao.

 

9. Làm cho nhân viên cảm thấy mình quan trọng.

Mọi nhân viên đều muốn mình là thành viên quan trọng và hữu ích trong nhóm trong công ty. Đây là một nhu cầu cơ bản mà bạn phải tìm cách đáp ứng nhằm phát huy hết khả năng làm việc của nhân viên.

Thường xuyên tiếp xúc với tất cả nhân viên trong công sở và khen ngợi họ mỗi khi hoàn thành tốt công việc. Sự ghi nhận, khen ngợi và biết ơn của cấp trên sẽ tác động mạnh mẽ đến tinh thần làm việc của nhân viên.

Thiet ke chua co ten 5

Mỗi ngày hãy khen ngợi ít nhất một nhân viên dưới quyền trước mặt những người khác. Hãy khen ngợi thật khéo léo và tế nhị. Không có gì làm một người cảm thấy hài lòng và thấy mình quan trọng bằng những lời khen trước mặt mọi người.

Khi bạn ngày càng xuất sắc trong việc tìm kiếm nhân tài và đưa họ vào đội ngũ tuyệt vời của mình, bạn sẽ nhận ra tất cả kỹ năng quản lý tiềm ẩn của bản thân. Sẽ không có giới hạn cho những thành quả bạn đạt được, những đỉnh cao bạn vươn tới trong tương lai bạn sẽ trở thành một trong những nhà quản lý xuất sắc.

Chúng tôi thiết kế khóa online MIỄN PHÍ: NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG BẰNG NLP – nền tảng của sự thấu hiểu tâm lý con người để biết cách giữ chân nhân sự giỏi.