Mục Lục
Chữa bệnh trầm cảm không cần dùng thuốc là phương pháp được khuyến khích áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, các dấu hiệu buồn chán, suy sụp, tiêu cực còn ở mức kiểm soát được. Thông qua quá trình Coaching trị liệu NLP, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, chủ động giao tiếp, học cách đặt mục tiêu,…sẽ giúp cho bệnh mau chóng thuyên giảm.
Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm để từ đó hiểu được nguyên lý và cải thiện tình trạng mà không cần dùng thuốc.
1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là trạng thái rối loạn tâm lý, tâm thần. Người bị bệnh trầm cảm luôn có cảm giác buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon, không còn hứng thú trong cuộc sống, mất khả năng tập trung… Tình trạng này kéo dài, khi không tự thoát ra được người bệnh có xu hướng nghĩ đến cái chết.
Bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người trẻ đến người già. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới. Tỷ lệ người già mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn thanh thiếu niên. Mỗi lứa tuổi sẽ có những biểu hiện trầm cảm khác nhau.
2. Dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm
2.1.Giai đoạn 1:
- Cảm thấy buồn chán, buồn chán không lý do
- Bản thân không muốn làm gì
- Cảm thấy cạn kiệt hết năng lượng
- Bỏ hết những đam mê, sở thích
- Bản thân không tự nhận thức được là mình có bệnh
- Dần tách biệt với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội và thế giới xung quanh
- Muốn xa lánh mọi thứ và thích ở 1 mình

2.2. Giai đoạn 2:
- Cảm thấy sợ hãi, uể oải, thiếu sức sống
- Muốn buông xuôi mọi thứ
- Không muốn suy nghĩ hay làm việc
- Sợ người lạ, đám đông, sợ cả những người thân thiết
- Xuất hiện những nỗi sợ hãi chưa xuất hiện như: sợ bóng đêm, sợ sâu, sợ ánh sáng…
- Xuất hiện ảo tưởng
- Cau có, nổi giận vô cớ, cáu giận
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
- Cảm thấy không ai hiểu và không có ai giúp được mình
- Mất niềm tin với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội xung quanh.
- Không dám đối mặt với hiện tại
- Biết bản thân có bệnh nhưng không tin tưởng ai

2.3. Giai đoạn 3:
- Tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào bản thân, con người, cuộc sống, xã hội
- Cảm thấy bản thân vô dụng
- Có xu hướng làm hại bản thân (tự sát)
- Xuất hiện hoang tưởng, cảm thấy không có lối thoát
- Không muốn nghĩ đến quá khứ, tương lai
- Tiêu cực, cảm thấy mặc cảm, tội lỗi và nghĩ đến cái chết
- Ngủ li bì hoặc khó ngủ hơn bình thường, mất ngủ kéo dài
- Cảm giác ám ảnh bởi bệnh tật
- Thường nghĩ đến cái chết 5-7 lần/ tuần

3. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm
3.1. Do biến cố
Các biến cố tác động đến tâm lý từ thời điểm quá khứ và hiện tại. Không nhất thiết phải là một sự việc lớn gây sang chấn tâm lý, đôi khi chỉ là những áp lực nhỏ thường ngày nhưng bị dồn nén quá nhiều thứ cùng lúc; hoặc những sự kiện đó từng là nỗi ám ảnh trong tiềm thức thì vẫn sẽ tác động mạnh tới tâm trí con người.
Với yếu tố này thì việc can thiệp bằng các liệu pháp coaching NLP, chữa lành giúp người bệnh vượt qua dễ dàng mà hầu như không gây tác dụng phụ.

3.2. Các yếu tố môi trường
Áp lực công việc; ô nhiễm môi trường; áp lực từ gia đình, bạn bè, đối tác, mẫu thuẫn mối quan hệ với người thân, đồng nghiệp, bạn bè, hoàn cảnh, môi trường sống… là những nguyên nhân dẫn với chứng stress và sau đó là trầm cảm.
3.3.Phụ nữ trong thời gian thai kỳ, nuôi con nhỏ
- Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.
- Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn, chưa thích nghi với việc sẽ có em bé.
- Khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi.
- Biến chứng thai kỳ: thai lưu, sẩy thai.
- Cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, khó hồi phục trở lại như trước.
- Thiếu sự giúp đỡ của người thân, mâu thuẫn với bạn đời hay người thân.
- Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở,..

3.4. Trầm cảm ở trẻ em
Đối tượng này có khuynh hướng ngày càng tăng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trầm cảm ở trẻ em, một số trường hợp thường gặp nhất như:
- Bạo lực học đường: Hiện nay tình trạng bạo lực học đường không được kiểm soát triệt để khiến cho rất nhiều trẻ em rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ, trầm cảm vì bị ức hiếp, bắt nạt khi đi học. Đa phần các trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi muốn giấy đi và tự cố gắng chịu đựng. Ngoài ra, vì sự chủ quan không chú ý đến con cái của các bậc phụ huynh cũng sẽ khiến cho tình trạng này càng bị gia tăng.
- Áp lực học tập: Những trẻ em chịu nhiều áp lực học tập, bị cha mẹ đặt mục tiêu quá lớn và những tác động từ phía nhà trường sẽ làm cho trẻ dễ bị trầm cảm hơn. Thông thường, phụ huynh luôn muốn con mình đạt được thành tích cao nên đã chiếm lấy toàn bộ thời gian của bé cho chuyện học hành. Điều này khiến bé chịu nhiều áp lực, đồng thời sẽ bị tự ti, xấu hổ, sợ hãi khi không đạt được thành tích đã đặt ra.
- Ảnh hưởng từ hạnh phúc gia đình: Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tâm lý của các trẻ nhỏ. Tình trạng trầm cảm ở trẻ em có thể xuất phát từ việc gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên cãi vã, khiến bé chịu nhiều tổn thương về tâm lý.

- Bị áp đặt: Khi trẻ không được tự do phát triển, chịu nhiều sự áp lực của phụ huynh về vấn đề học tập, vui chơi, bạn bè cũng khiến cho bé bị ảnh hưởng không ít về tâm lý và hành vi. Khi tình trạng này kéo dài sẽ tạo cho bé một rào cản lớn về sự phát triển và các mối quan hệ xung quanh.
- Môi trường sống thay đổi: Nếu trẻ nhỏ thường xuyên bị thay đổi môi trường sống sẽ khiến cho bé khó có thể thích nghi tốt. Từ đó ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè, chuyện học tập và cả tâm lý của trẻ.
- Các chấn thương ảnh hưởng về tâm lý: Một số chấn thương có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ như thất bại trong học tập, gia đình tan vỡ, bị lạm dụng tình dụng,…khiến cho trẻ có những suy nghĩ tiêu cực, không muốn giao lưu với mọi người.
- Di truyền: Thông nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ thì ADN cũng là yếu tố có thể gây ra các căn bệnh trầm cảm. Hiện nay có khoảng hơn 40% các trường hợp trầm cảm ở trẻ em xuất phát từ ADN, chủ yếu rơi vào các trẻ từ 1 đến 6 tuổi.
4. Tác dụng phụ của thuốc trong điều trị bệnh trầm cảm
Đối với nhiều người bị trầm cảm, thuốc theo toa có thể là thuốc cứu mạng. Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như Prozac (fluoxetine) và Zoloft (sertraline), là loại thuốc được kê đơn rộng rãi nhất cho bệnh trầm cảm.
Việc lạm dụng thuốc trong điều trị chứng trầm cảm dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng phụ thuốc vào thuốc và những tác dụng phụ xấu như:
- Làm người bệnh ngủ li bì trong thời gian dài
- Mập, tăng cân rất nhanh hoặc gầy yếu rất nhanh
- Giảm trí nhớ từ từ
- Nhiều trường hợp gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ
- Đau đầu, nhức đầu
- Cơ thể dần mất đi sức lực, trí lực giảm sút
- Nhớ nhớ quên quên, không minh mẫn.
- Gây nên các bệnh lý nghiêm trọng khác như: suy thận, suy gan, viêm dạ dày…
- Làm người bệnh nghĩ đến tự sát.
- Gây suy giảm thể lực, làm người bệnh trở nên mệt mỏi hơn.
- Nhờn thuốc, buộc phải dùng thuốc liên tục hoặc tăng liều trong thời gian dài để cảm thấy thoải mái, an thần…
6. Chữa trầm cảm không dùng thuốc ở đâu?
Việt Nam NLP Coaching là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo, coaching trị liệu bằng phương pháp NLP, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy, tâm lý trị liệu không dùng thuốc tại Việt Nam.
Chúng tôi ưu tiên việc xử lý những nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh trầm cảm hơn là chỉ điều trị những biểu hiện bệnh bên ngoài, đảm bảo hiệu quả lâu dài. Hãy tưởng tượng bệnh trầm cảm giống như một cái cây, nếu bạn chặt ngang thân thì một thời gian sau các mầm cây mọc lên và chẳng mấy chốc lại xanh tươi như ban đầu; nhưng nếu bạn đào tận gốc rễ cái cây trầm cảm sẽ không mọc trở lại.
Đến đây các bạn không chỉ được coaching giải phóng những tổn thương tâm lý mà còn được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về tâm lý, hành vi con người. Từ đó có chuyển biến sâu sắc trong cả tư duy và hành động. Giúp bạn thoát khỏi tình trạng trầm cảm mà không cần sử dụng thuốc.
>>> Đăng ký khóa học. TẠI ĐÂY
Để có cuộc sống tươi đẹp đừng ngại liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ: Tòa PHC Complex, 158 Nguyễn Sơn, P. Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0979 443 294/ 0936 486 633
Email: hnlpcoaching@gmail.com