Cảm giác ngột ngạt, nặng nề mãi bao trùm nếu không có cách để giải quyết mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái.
- Sao mày ích kỷ vậy, không nghĩ cho gia đình gì hết!
- Sao lông bông vậy con, tìm cái nghề gì cho ổn định làm đi!
- Sao bố mẹ không bao giờ hiểu con vậy? Con lớn rồi, con tự biết phải làm gì tốt cho con!
- Sao bố mẹ không tôn trọng sở thích của con vậy, suốt ngày so sánh con với con nhà người ta
- ………..
Mâu thuẫn bố mẹ và con cái không phải câu chuyện hiếm gặp và chưa bao giờ cũ, một số vẫn còn loay hoay và xoay sở để tìm cách giải quyết, hoặc một số người đã buông xuôi và chấp nhận sống trong gia đình như những cái bóng.
Bài viết này cho bạn biết làm thế nào để chúng ta có thể hóa giải mâu thuẫn này? Vì sao chúng ta phải hiểu rõ về mâu thuẫn giữa con cái với bố mẹ và phải hóa giải ngay lập tức?
1.Vì sao phải giải quyết mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái?
Bạn hãy hình dung mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ, sự liên kết đấy như là một cái cây cổ thụ, phần lá, ngọn ở bên trên và phần gốc rễ ở bên dưới, bố mẹ là gốc rễ của cây cổ thụ, còn con cái là phần ngọn, phần lá của cây cổ thụ.

Nếu như bây giờ ta cưa cây cổ thụ đi, để ngắt kết nối giữa gốc rễ và phần lá, ngọn thì lá, ngọn có còn phát triển xanh tươi được không? Đây là lý do và cũng là câu trả lời cho những người mà đang ở trong hoàn cảnh mất kết nối với bố mẹ và thấy sự nghiệp của mình cứ long đong, loay hoay mãi không thể phát triển được.
Bởi vì người bố của chúng ta là đại diện cho sự nghiệp, mà bố là gốc rễ nên nếu thấy sự nghiệp chưa hanh thông, chưa thuận lợi, loay hoay mãi vẫn vất vả, trầy trật, không phát triển được thì hãy xem lại sự kết nối, mối quan hệ của mình với bố đẻ của mình!
Cho nên, về mặt huyết thống, tình cảm, cảm xúc trong gia đình, anh chị và các bạn phải quay trở lại để tìm hiểu để hóa giải quyết đó.
Nếu bạn muốn có một cái sự nghiệp phát triển vững bền và mọi chuyện nó trở nên dễ dàng thì lại xem lại cái sự kết nối giữa mình và bố mẹ mình.
2. Nguyên nhân bố mẹ và con cái mất kết nối
Câu chuyện mất kết nối không phải là chỉ có cãi nhau xung đột mâu thuẫn nặng nề, lúc đó mới xảy ra vấn đề là sự nghiệp không hanh thông. Nếu mình có bố, có mẹ mà để mặc cho bố mẹ sống ở quê, trong nghèo khổ, thiếu thốn, lo âu, buồn bã thì nó cũng giống như là mình mua một cái cây cảnh về nhưng không chăm sóc, chăm bón nó. Vậy thì cái cây cảnh đó làm sao có thể xanh tốt được, làm sao có thể có những thế đẹp được? Xét về góc độ tâm linh, về góc độ năng lượng, nhân quả, lòng biết ơn trong cuộc sống này là như vậy.
- Nhiều người mất kết nối với bố mình vì họ cảm thấy bất bình khi thấy bố mình thương yêu em hay anh mình hơn, ví dụ, tài chính thì rất khắt khe với mình trong khi lại có thể dồn vốn cho người em hay người anh làm cái này làm chuyện nọ, gây nên cái sự bất bình trong những đứa con.
- Hoặc ở tuổi thơ, đứa bé trong gia đình này nó thấy rằng bố là bạo hành hay bắt nạt, áp lực với mẹ và cảm thấy ghét người bố, rồi người bố cũng đã bảo hành với lại chính thích đứa con này nữa, thì nó mang cái tổn thương, tắc nghẽn trong mình về cảm xúc với bố và đến khi nó lớn lên, trưởng thành, thì nó không chấp nhận bố, nó có khoảng cách nào đó mà không thể lý giải được vì sao không thể nào gần được bố.

- Mâu thuẫn, mất kết nối trong câu chuyện giữa bố và con cái nó diễn ra rất nhiều cung bậc trong cuộc sống.
Ví dụ như ở giai đoạn tuổi thơ, đứa trẻ trong gia đình có 13 nhu cầu mà nếu bố lại không am hiểu về việc nuôi dạy con trẻ, suốt ngày bạo hành, cấm đoán, mạt sát. Hoặc, bố có thể đi biển biệt, nhưng khi về nhà thì lại gây ra những cái sự xáo trộn trong gia đình một cách tiêu cực thì ở trong lòng đứa trẻ này nó đã gây ra các tổn thương và không hài lòng rồi.
Hoặc, có những người bố tính rất nóng nảy vì kỳ vọng ở những đứa con, không muốn lớn lên chúng nó khổ như mình cho nên áp lực, đòn roi, bạo hành để chúng nó có thể ngoan, học hành giỏi giang, để sau này cuộc đời đỡ khổ, nhưng chính những bạo hành, những áp lực mạnh mẽ như vậy lại gây ra sự mất kết nối.
Đứa trẻ con này, nó bị bạo hành và nó cảm thấy ghê sợ với bố, một mặt nó thấy bất bình, một mặt có cảm thấy ghê sợ và thứ hai nữa là cảm xúc nó bị đứt gãy và khi lớn lên, nó không còn cảm xúc gì cả! Mỗi khi nó muốn gần bố cũng không thể làm được, bởi vì nó có một cái thứ năng lượng vô hình níu kéo chân nó lại, bởi vì nó nghĩ về tuổi thơ bị bạo hành ra sao, bố đã ứng xử cách khắc nghiệt với nó như thế nào và nó không thể gần được. Vì nó có mang một cái năng lượng xung khắc như vậy, cho nên, ngồi nói chuyện với nhau rất dễ mâu thuẫn, dăm ba câu lại có thể nảy ra mâu thuẫn ngay lập tức.

Thực tế, ở trong mỗi chúng ta, nhất là mối quan hệ gia đình giữa bố mẹ và con cái, người bố luôn luôn kỳ vọng ở những đứa con lớn lên trưởng thành, thịnh vượng, nhờ thế bố mẹ mới vui, mới tự hào, hạnh phúc. Thế nhưng, bố mẹ thuộc những lớp người xưa, thì dù có hạnh phúc, có vui vẻ thì cũng không thể hiện ra thành thái độ mà cứ im lặng, ngấm ngầm bên trong mà đứa con cũng không thể hiểu được bố mẹ muốn gì, tại sao con đã tiến bộ, thành công rồi mà bố mẹ không vui?
3. Giải quyết mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái bằng coaching NLP
Thông qua những phiên coaching hóa giải mâu thuẫn chúng tôi gặp rất nhiều những trường hợp mà bởi sự khác biệt thế hệ, thiếu sự hiểu biết về tâm lý hành vi dẫn đến sự mất kết nối.
- Có những gia đình thế này, có những người con thành đạt thì rất bực mình, mất kết nối với bố mẹ, cho rằng – “Bố mẹ không yêu thương mình, không trân trọng mình!”. Trong khi đó thì khi thực hiện các phiên Coaching 3 vị trí nhận thức thì mới hiểu ra là khi người con mâu thuẫn đi được vào trong tâm trí của bố mẹ mình thì bố mẹ mình mới nói rằng – “Bởi vì con đã là người thành công rồi, còn em hay là anh con là cái người thiệt thòi, vẫn sống trong nghèo khổ, không linh hoạt, lanh lợi bằng con, cho nên, bố mẹ mới không giúp con, mà giúp em của con, anh của con. Đây là lý do bố mẹ không có để ý nhiều đến con, không giúp nhiều cho con, bởi vì con đã trưởng thành, đã thành công rồi!”.
Nhưng bố mẹ đã không nói rõ ràng những câu chuyện đó, khiến khi người con rất bất bình rằng là một mặt đã không được trao tình yêu thương, lại không được hỗ trợ về mặt tài chính, mặc dù người con thành công thì không cần, cũng không có sự rõ ràng; nhà cửa, đất cát, tài sản bao nhiêu thì đều dồn hết cho em hoặc cho anh, điều đó cũng gây nên sự bất bình của những người con trong gia đình.

- Có những câu chuyện khác nữa mà những mâu thuẫn chủ yếu đẩy ra là bởi vì con người chúng ta đã không giao tiếp một cách rõ ràng rành mạch với nhau, đã không nói rõ được trái tim của mình, mong muốn của mình và cái lý, cái tình nó nằm ở đâu? Cứ nghĩ rằng, tự mỗi người sẽ hiểu được câu chuyện là sao, cho nên mới nảy ra mâu thuẫn như vậy!
Ví dụ, có một học viên, vì mất kết nối với bố mẹ, đặc biệt là người bố của mình, cho nên là bỏ vào tận miền Trung – Tây Nguyên để lập kinh tế, thế rồi thì vì nhớ bố cho nên là mỗi năm vẫn ra thăm bố một lần ở ngoài Bắc này. Thế nhưng định là ra một tuần, nhưng chỉ được có buổi sáng về chào hỏi với nhau vui vẻ thì buổi chiều đã bắt đầu cãi nhau và ngày hôm sau thì bố đã ném vali của người con ra và người con đã bắt đầu trở về sớm rồi.
Cứ mỗi năm một lần như vậy, rồi cái cảm xúc nhớ bố đã tăng lên, cái giận nguôi ngoai đi và người con lại trở về và việc đấy nó lại diễn ra cho đến khi anh học viên này dùng Coaching NLP kỹ thuật 3 vị trí nhận thức thì mới hiểu được người bố, nói ra những tâm sự của mình ra sao.
- Tôi còn nhớ một học viên nữ mất kết nối nghiêm trọng với bố, bây giờ người bố thì đã nhiều tuổi rồi thế nhưng người học viên này nói rằng – “Tôi rất yêu bố, tôi muốn chăm sóc bố nhưng tôi không hiểu vì sao tôi không thể lại gần với bố được? Tôi rất muốn ôm bố, tôi rất muốn chăm sóc bố tôi nhưng tôi không thể lại gần được! Tôi chỉ có thể cho tiền, tôi chỉ có thể thuê người khác chăm sóc bố tôi mà thôi! Nó có một cái gì đó mà tôi không thể gần được.”. Hóa ra người học viên này có một nỗi hận bố ở tuổi thơ rằng bố đã quá khắc nghiệt với mình, bố đã bạo hành mình một cách cực kỳ dã man, bố đang khắc nghiệt với mình, với mọi người xung quanh cho nên đã gây ra một cái tổn thương, một cái khoảng cách về tâm lý, về cảm xúc, một tắc nghẽn về tình cảm giữa con cái của bố mẹ. Khi trưởng thành, mặc dù người học viên này nỗ lực rất nhiều và cũng tạo ra cuộc sống và sự nghiệp thế nhưng vô cùng vất vả và nó xộc xệch và phải đối mặt với rất nhiều vấn đề.
Cho đến khi bạn ấy cũng được thực hiện qua phiên Coaching 3 vị trí nhận thức thì lúc đó mới thực sự thực sự được nhìn lại, được ôn lại toàn bộ quá trình người bố chăm sóc người con này ra sao. Người học viên này có dịp nhìn lại toàn bộ những trải nghiệm, những kỷ niệm bố đã lo cho mình thế nào, thương yêu mình thế nào, bên cạnh những trận đòn, cái tính khắc nghiệt và bây giờ người con này mới hiểu ra rằng – “Tất cả những trận đòn khắc nghiệt như vậy, những áp lực bố như vậy, cũng chỉ là mong muốn rằng là con sau này trở thành người thành công, người thành đạt và không bị khổ như là bố mình. Tất cả những cấm đoán của bố mình chỉ là để là mong cho con có một môi trường tốt, không bị sa đà vào những nhóm bạn hư, không bị ảnh hưởng đến chuyện học tập, cuộc sống sau này. Nhỡ dính vào câu chuyện gia đình, những chuyện tệ nạn xã hội thì hỏng mất đời sau này.”
Thế nhưng tất cả những khi giai đoạn, những trải nghiệm cuộc sống thì những đứa con khi ở cái tuổi thơ như vậy thì không thể nào hiểu được tấm lòng của người bố, người mẹ muốn lo cho con như vậy, bởi vì cái phần ý thức, phần hiểu biết non nớt như vậy, làm sao biết được trong khi đó thì ở bên lứa tuổi tuổi thơ như vậy thì mục tiêu, mục đích lúc đó là ham chơi, chơi với bạn có cùng nhu cầu riêng, nhu cầu riêng của những đứa trẻ, nhưng mà bố mẹ ở trên này thì lại nhìn con cái, rất sợ rằng “gần mực thì đen và muốn gần đèn thì rạng”, rồi cấm tiệt con cái không được chơi cái này, không được chơi kia, không được tham gia cái này, không được làm cái kia và cái cấm ấy trở thành áp lực.

Mâu thuẫn sinh ra cũng chỉ là bởi bố mẹ đã không tìm hiểu tâm lý con trẻ, nhu cầu con trẻ như thế nào, cho nên đã áp đặt suy nghĩ của mình với con trẻ, răn dạy của các cụ xưa rằng “thương thì cho roi cho vọt”. Nó bị lỗi, bị đòn, nó sai thế nào, là con, là cái, phải đánh cho nó chừa, đánh cho nó bằng nói thì thôi, đánh cho nó bằng hứa, bằng cam kết, bằng chừa thì thôi, còn nếu không thì càng bạo hành nữa.
Qua hàng trăm coaching trị liệu giải quyết mẫu giữa bố mẹ và con cái, những học viên khi họ bây giờ đã là người trưởng thành, là chủ gia đình, là chủ doanh nghiệp, họ vẫn mang trong mình những nỗi đau, tổn thương và mất kết nối với bố mình và với mẹ mình như vậy và sau khi hóa giải bằng cái kỹ thuật Coaching 3 vị trí nhận thức thì có một sự xoay chuyển tuyệt vời, rất là vi diệu trong cái tâm thức của người con.
Người con bây giờ thay vì cảm xúc là oán giận bố hay mẹ mình thì thay vào đó là cái cảm xúc ân hận và thương yêu bố mẹ mình, thấu cảm với bố mẹ mình. Trước đó, với ngôn từ với ánh mắt vẫn còn một cái khoảng cách xa rời thì bây giờ là ngôn từ và ánh mắt nồng nàn yêu thương và thiết tha với bố mẹ mình rồi.
Khi bố mẹ trước đó mà bị ốm đau, bị bệnh tật thì người con vẫn chăm sóc thôi, nhưng mà với thái độ làm nghĩa vụ với bố mẹ, nhưng bây giờ, sau khi hiểu thấu được mọi chuyện, nhờ vào coaching NLP rồi thì họ lại chia sẻ lại rằng – “Bây giờ tôi chăm sóc như một niềm vinh dự mình được chăm sóc bố mẹ mình, chăm sóc bằng cảm xúc, bằng trái tim của một người con, hết lòng thương yêu bố mẹ.”
Cuộc sống này, sở dĩ chúng ta cảm thấy tức bực, mâu thuẫn, ấm ức, oán giận, tất cả chỉ là những hiểu biết hạn chế của chúng ta về chính bản thân mình và hiểu biết hạn chế của mình với người khác xung quanh chúng ta mà thôi. Bởi vì, ẩn dưới tất cả những hành vi, những ngôn từ, những thái độ của bố mẹ, của vợ chồng, của anh chị em ruột thì đều là những tâm thức tốt, ý định tốt, thế nhưng vì chúng ta đã không hiểu được cách thức nó phải ứng xử ra sao? Với nội dung đó, với hoàn cảnh đó, phải thể hiện ngôn ngữ chừng mực như thế nào, thể hiện sự rõ ràng như thế nào, sự phải trái nó rành rẽ ra sao?
Tất cả chúng ta đều không học được kỹ năng, kỹ thuật để giao tiếp, dù là người nhà với nhau, cho nên, vô tình biến cái bên trong của ta là tình thương yêu thì nó lại trở thành cái bên ngoài là sự mất kết nối, mâu thuẫn và oán hận.
Nếu chúng ta đang ở trong hoàn cảnh này trạng thái này thì xin nhớ rằng chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết được bất kỳ mâu thuẫn, cho dù nghiêm trọng, trầm trọng đến đâu chăng nữa! Cho dù những đứa con đã hận bố mẹ đến mức từ bỏ bố mẹ, cho dù những đứa con luôn luôn nghĩ rằng – “Bố mẹ không yêu thương mình, bố mẹ đối xử bất công bằng với mình thì bằng kỹ thuật coaching NLP – 3 vị trí nhận thức này, chúng ta hoàn toàn có thể hóa giải được vấn đề và xoay chuyển hoàn những tâm thức của chúng ta về bố và mẹ. Từ đó, chúng ta bắt đầu kết nối lại được như là gốc rễ này bắt đầu được chăm sóc và cảnh lá bên trên mới bắt đầu xum xuê.