Mục Lục
- 1. Tại sao quản trị cảm xúc lại quan trọng?
- 2. Quản trị cảm xúc bằng việc hiểu ảnh hưởng của nó như thế nào?
- 3. Làm sao để quản trị được cảm xúc?
- Trước tiên bạn cần hiểu quản trị cảm xúc khác với việc đè nén cảm xúc.
- Tại sao không nên đè nén cảm xúc?
- 4 bước để quản trị cảm xúc.
- 3.1. Nhận diện cảm xúc
- Tại sao tôi có cảm xúc này?
- Có lý do gì cho cảm xúc này không? ( để hiểu và thông cảm cho đối phương)
- Giờ mình phải phản ứng như thế nào đây? Có cách nào để phản ứng tốt hơn hay không?
- Có bài học gì trong việc này không?
- 3.2. Hít thở sâu để bình tĩnh bước đầu để quản trị cảm xúc
- 3.3. Nói ra cảm xúc của mình
- 3.4. Bổ sung năng lực ( rất quan trọng)
1. Tại sao quản trị cảm xúc lại quan trọng?
Cảm xúc chi phối mọi mặt cuộc sống của chúng ta, các mối quan hệ, bạn bè, người thân, công việc và cả sức khỏe.
Có những thời điểm, có những ngày bạn thấy mình tràn đầy năng lượng, vui vẻ, hoạt bát, nhẹ nhàng, làm việc gì cũng thấy thuận lợi, thậm chí những lỗi lầm của người khác bạn bỏ qua dễ dàng.
Trong khi đó ở những thời điểm khác, những ngày khác, bạn lại thấy mình nặng nề, căng cứng, khó chịu, dễ tức giận, các công việc thì tiến triển chậm chạp, chẳng thấy có ý tưởng nào tốt hoặc gặp toàn những khó khăn, trở ngại.
Cảm xúc chi phối nhiều đến lời nói, suy nghĩ và hành vi. Nếu có những cảm xúc tích cực, bạn sẽ có lời nói và hành động phù hợp, từ đó tạo sự bền chặt thêm cho mối quan hệ và nhận được sự yêu quý từ mọi người. Ngược lại, giữ những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn có những hành vi mang tính chất thù địch, thiếu khách quan và ích kỷ. Điều này khiến cho mối quan hệ phát triển theo chiều hướng tiêu cực và sớm đi đến hồi kết nếu không được cải thiện.
2. Quản trị cảm xúc bằng việc hiểu ảnh hưởng của nó như thế nào?
Chia cảm xúc thành 2 loại chính: cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực.
- Cảm xúc tích cực:
– Là các cảm xúc vui vẻ, sung sướng, khoái lạc, đam mê, dễ chịu, thoải mái, ấm áp, thích thú….
Cảm xúc tích cực thúc đẩy sự gia tăng của các hormone như dopamin, serotonin, endorphin, oxytocin,… Có tác dụng tạo cảm giác hứng thú, vui vẻ và lạc quan, sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của tế bào miễn dịch và tăng cường sức khỏe toàn diện.

- Cảm xúc tiêu cực:
– Là các cảm xúc như: lo lắng, bất an, sợ hãi, đau khổ, buồn bã, chán nản, thất vọng, tuyệt vọng, giận hờn, tức giận, khó chịu, đau đớn…
Đặc biệt là cảm xúc nóng giận, thường khiến bạn không đủ lý trí kiểm soát lời nói và hành động, dẫn tới nói những câu làm tổn thương những người thân yêu, làm những hành động khiến bản thân sau này hối hận.
3. Làm sao để quản trị được cảm xúc?
Trước tiên bạn cần hiểu quản trị cảm xúc khác với việc đè nén cảm xúc.
Tại sao không nên đè nén cảm xúc?
Cảm xúc tiêu cực không an toàn cho tất cả mọi người. Mỗi một cảm xúc tiêu cực có thể góp phần dẫn đến một vấn đề sức khỏe:
- Tức giận: trụy tim, cholesterol cao ( theo JAMA, 6/96)
- Buồn: làm hệ thống miễn dịch kém, trầm cảm.
- Sợ hãi: căng thẳng, PTSD ( rối loạn căng thẳng sau trấn thương), sợ hãi vô cớ.
- Tội lỗi: giảm năng lượng chữa lành
- Mâu thuẫn: ung thư
Nên quản trị cảm xúc là chuyển hóa cảm xúc theo hướng tích cực, khác hẳn với việc đè nén cảm xúc.
Tiềm thức của bạn là kho chứa ký ức, đồng thời cũng có cơ chế kiềm chế những cảm xúc chưa được giải quyết, vì không được giải tỏa đến một thời điểm thích hợp, những hoàn cảnh thích hợp lại bùng lên như xăng gặp lửa vậy.
Tất cả các cảm xúc đều cần thiết để cuộc sống đẹp đẽ, cảm xúc đơn giản chỉ là phản ứng của cơ thể trước một sự vật, sự việc. Không ai có thể suốt ngày vui được, và cuộc sống cũng không thể nào không có nỗi buồn được. Khi trải qua sự buồn bã, tuyệt vọng và bi quan, chúng ta mới cảm nhận sâu sắc những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, bình an,…
4 bước để quản trị cảm xúc.
3.1. Nhận diện cảm xúc
Một công cụ coaching NLP có tên là Chữa lành cơn đau thực thể, người coach chỉ đơn giản là hỏi cảm xúc hiện diện của khách hàng, khi liệt kê hết các cảm xúc đang có thì đồng thời các cơn đau cấp ( ví dụ đau đầu) cũng biến mất.
Nhận diện, công nhận mình đang có cảm xúc đó. Ngay khi nhận diện đúng tên cảm xúc cường độ cảm xúc đã giảm hơn nửa. Khi đó bạn đang quan sát tách rời (tức là nhìn mình với con mắt của một người ngoài cuộc) lúc đó bạn bình tĩnh và nhìn tổng thể sự vật, sự việc, tình huống.
Mỗi cảm xúc đều để cho bạn biết một thông điệp gì đó, hãy hỏi:
-
Tại sao tôi có cảm xúc này?
-
Có lý do gì cho cảm xúc này không? ( để hiểu và thông cảm cho đối phương)
-
Giờ mình phải phản ứng như thế nào đây? Có cách nào để phản ứng tốt hơn hay không?
-
Có bài học gì trong việc này không?
Bằng cách đón nhận cảm xúc một cách tự nhiên, mọi cảm xúc đều quan trọng, nếu không có cảm xúc thì lúc đó bạn rơi vào tình trạng lãnh cảm rồi. Đơn giản “tôi giận là tôi biết tôi đang giận”, “ tôi vui, tôi biết tôi đang vui”.
Sẽ có những trường hợp cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bản thân ý thức được những vẫn không thể kiểm soát được lúc đó bạn cần đến coaching NLP, người coach sẽ giúp bạn tìm về những sự kiện gốc rễ để cắt đứt mối liên kết với những tình huống hiện tại và chỉ giữ lại những bài học trong tương lai khi cần, bạn bắt đầu một cuộc sống vui vẻ hơn.
3.2. Hít thở sâu để bình tĩnh bước đầu để quản trị cảm xúc
Nếu không bị đè nén, lảng tránh thì khi nhận diện được cảm xúc thì khoảng 90 giây nó sẽ giảm đi, hít thở sâu tăng cường oxi lên não giúp bạn bình tĩnh, tỉnh táo hơn.
3.3. Nói ra cảm xúc của mình
Có rất nhiều tình huống bạn đã cố gắng những đối phương hết lần này đến lần khác có thể vô ý khiến bạn buồn giận thì hãy khéo léo nói cho họ biết về cảm xúc của bạn để cảm xúc được giải tỏa.
3.4. Bổ sung năng lực ( rất quan trọng)
Cảm xúc sẽ biến mất tạm thời và sẽ quay trở lại nếu sự việc tương tự vẫn không có giải pháp khắc phục hoặc chưa rút ra được hết các bài học để làm khác đi. Điều này liên quan đến năng lực của bản thân.
Có 4 năng lực cơ bản mà mỗi người cần có để an nhiên trong cuộc sống:
- Hiểu mình, hiểu người
- Đọc vị để tinh tế trong ứng xử, giao tiếp
- Năng lực giao tiếp, thương lượng, đàm phán, chốt sale..
- Năng lực thiết kế kế hoạch để bạn luôn chủ động, tập trung
- Năng lực gây ảnh hưởng với người khác, để gây được ảnh hưởng bạn cần có lợi ích đối với họ. Sở hữu những công cụ coaching NLP để giúp người khác thoát khỏi vấn đề của họ và họ sẽ trao cơ hội cho bạn.
Thực tế, khi bạn gặp khó khăn trong việc giải quyết sự việc, một dự án nào đó, thêm áp lực từ gia đình… khiến bạn bị stress, và vậy là bạn dễ cảm thấy tiêu cực.
Đó là lý do bộ môn khoa học huấn luyện NLP bên cạnh việc lồng ghép các công cụ trị liệu để hóa giả những cảm xúc tiêu cực, niềm tin giới hạn, mâu thuẫn bản thân còn trang bị cho bạn những năng lực mới để uyển chuyển ứng biến với những thử thách trong cuộc sống bằng sự thấu hiểu, từ đó bạn an yên trong cuộc sống này.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về NLP. Tại đây