Kỹ năng đàm phán thương lượng là hoạt động chúng ta có thể gặp ở bất cứ nơi đâu từ quân sự, chính trị, đời sống và đặc biệt là trong kinh doanh. Kỹ năng đàm phán là một phần không thể thiếu của công việc và cuộc sống mà ai trong chúng ta ít hay nhiều đều sẽ sử dụng.

Kỹ năng đàm phán và thương lượng trong kinh doanh thành công.

Hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng Nlptraining.vn có thêm những thông tin hữu ích cũng như trang bị kỹ năng đàm phán trong kinh doanh cho bản thân.

Kỹ năng đàm phán là gì? Tại sao phải đàm phán?

Đàm phán là quá trình giao tiếp đã được định sẵn để đạt được thỏa thuận giữa hai bên về những quyền lợi có thể chia sẻ kể cả những quyền lợi đối kháng.

Cũng giống như khi chuẩn bị bước vào một cuộc chiến, bạn sẽ phải xác định được mục tiêu, đích đến thì đàm phán cũng cần phải vạch rõ những điều cần đạt khi kết thúc đàm phán. Đàm phán là cách thức giao tiếp để đạt được mục tiêu khi mà hai bên chưa có sự thỏa thuận đồng thuận từ 2 phía. Một trong những yêu cầu đặt ra của kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp đó là cuộc giao tiếp phải nhận được sự đồng thuận từ hai phía.

Một số kỹ năng đàm phán và thương lượng

Hãy là người làm chủ cuộc đàm phán

Làm chủ cuộc đàm phán sẽ giúp bạn giữ được thế chủ động trong giao tiếp. Trong kỹ năng đàm phán về giá, có rất nhiều người khi đàm phán rất ngại đề cập đến vấn đề tiền bạc. Tuy nhiên, tiền là yếu tố quyết định sự thành bại của cả quá trình kinh doanh, vì thế đừng nghĩ việc đề cập đến tiền là thô lỗ hay hạ thấp bản thân.

Đừng bao giờ ngượng ngùng khi chuyển một vấn đề ngoài lề sang một cuộc đàm phán. Ví dụ như tôi mua một vài thứ rất đắt trong cửa hàng, tôi sẽ hỏi nhân viên xem mình có được chiết khấu hay giảm giá không. Đôi khi chỉ cần bạn có kỹ năng đàm phán giá cả, bạn cũng đã có một cuộc mua bán có lợi hơn cho mình.

Luôn làm chủ cảm xúc

Một người có kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp không bao giờ bộc lộ cảm xúc mạnh để đạt chiến thắng, việc này sẽ làm phản tác dụng và cho đối phương thấy yếu điểm của mình.

Trong một cuộc đàm phán bạn cần thể hiện kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Hai bên chỉ đi đến thỏa thuận khi họ đều cảm thấy mình có lợi từ thỏa thuận này. Nếu bạn bộc lộ cảm xúc quá mạnh thì đối phương sẽ cảm thấy họ bị công kích, hoặc đơn giản sẽ không có thiện cảm với bạn và họ sẵn sàng rời bỏ cuộc làm ăn này.

Kỹ năng đàm phán và thương lượng trong kinh doanh thành công.

Chính vì vậy, bạn luôn phải là người điềm tĩnh, kiên trì và thân thiện cho dù đối phương có thể mất bình tĩnh. Chắc chắn làm chủ được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn rèn luyện được kỹ năng đàm phán và thương lượng.

Tránh bị rối bởi những “quy tắc” trong bản hợp đồng

Kỹ năng đàm phán hợp đồng thể hiện ở chỗ, nếu như bên đối tác gửi cho chúng ta một bản hợp đồng, nếu có điểm không đồng thuận, ta sẽ bỏ qua bản hợp đồng này. Và ta chỉ ký khi thay đổi, viết thêm điều kiện chúng ta muốn. Vì chúng ta là người sẽ ký vào bản hợp đồng nên ta sẽ thay đổi theo ý mà ta thấy có lợi cho bên chúng ta.

Các nhà đàm phán dày dặn kinh nghiệm thường nhấn mạnh vào điểm đó là rất nhiều người vô cùng chặt chẽ trong việc tuân thủ theo những nguyên tắc, quy tắc do đó họ sẽ đưa ra lời tuyên bố hay khẳng định “không được phép sửa lại hợp đồng”. Nếu một ai đó muốn thêm những quy tắc khác vào bản hợp đồng thì hãy yêu cầu chứng minh rằng những quy tắc này có lợi cho hai bên. Đó là một điểm lưu ý trong kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng.

Kích thích vào tính tư lợi

Nếu bạn chỉ ra được bạn sẽ làm gì có lợi cho bên đối tác thì họ sẽ dễ dàng bị bạn chinh phục hơn. Để làm được điều này, bạn phải hiểu thứ họ cần là gì.. Ví dụ như đối với việc thuê lao động, kỹ năng đàm phán lương là hết sức quan trọng. Bạn phải nắm bắt được tâm lý người lao động, sau đó đưa ra đề xuất thỏa mãn họ nhưng vẫn phù hợp với khả năng của bạn, khi đó bạn sẽ đàm phán thành công. Nên nhớ ranh giới giữa thành công và thất bại luôn rất mong manh.

Kỹ năng đàm phán và thương lượng trong kinh doanh thành công.

Nlptraining.vn là trang web hàng đầu trong việc giới thiệu đến mọi người các khóa học mang tính thực tế và ứng dụng cao, giúp mọi người hoàn toàn có thể rèn luyện các kỹ năng NLP, đặc biệt là kỹ năng đàm phán và thương lượng trong kinh doanh. Nếu cảm thấy bản thân còn thiếu sót các kỹ năng mềm cần thiết này, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí theo địa chỉ sau:

SĐT: 093648 6633-02438 238 720.

Mail: nlptraining.vn@gmail.com

Địa chỉ: 13 Nguyễn Chế Nghĩa, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *