9 BƯỚC THIẾT LẬP MỤC TIÊU TÀI CHÍNH

Có bao giờ bạn đặt ra câu hỏi, mình sẽ làm gì trong 5 năm tới, hay 5 năm nữa mình sẽ có tài chính và khối tài sản như thế nào?

Có rất nhiều người khi được hỏi mục tiêu tài chính của bạn là gì? Họ đều nói tôi không biết mục tiêu tài chính của tôi là gì?

Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách xây dựng thiết lập mục tiêu tài chính khả đạt để hành động. Nếu không có mục tiêu, con người sẽ không hành động hiệu quả. Không tạo ra động lựu mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu. Nếu không đánh thức được động lực đủ mạnh mẽ, thiết thân, con người dễ bỏ cuộc trong các hoàn cảnh thách thức và khó khăn.

1.Mục tiêu tài chính của bạn là gì?

Bạn có mục tiêu cụ thể, bạn muốn gì và mong muốn đạt được gì ? khi bạn có mục tiêu tài chính cụ thể rõ ràng. Lúc này bạn dùng tiêu chí SMART để kiểm tra xem mục tiêu của bạn có khả thi hay không ?

S : Specific( Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu)

M: Measurable( Đo đếm được, thường gắn với những con số cụ thể)

A: Achievable( Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình)

R: Realistic( thực tế, không viển vông)

T: Time – bound( Có thời hạn để đạt được mục tiêu đặt ra)

2. Vì sao mục tiêu này lại trở nên quan trọng với bạn?

Câu hỏi này giúp xác thực xem bạn có thực sự khao khát và mong muốn có được mục tiêu tài chính này không, và mục tiêu này có quan trọng với bạn không.

Nếu không hoàn thành mục tiêu này có gây cho bạn hậu quả gì không?

3. Mức độ tự tin của bạn từ 1-100% trong mục tiêu tài chính này là bao nhiêu?

Điều này xác định xem bạn có tự tin và quyết tâm để thực hiện mục tiêu không?

Bạn đã có những nguồn lực nào để hỗ trợ cho việc bạn đạt được mục tiêu này?

4. Điều gì cần xảy ra để mục tiêu tài chính của bạn hoàn thành.

Những điều bạn cần có để hoàn thành mục tiêu tài chính của mình

VD: Tôi cần phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt hơn.

       Tôi cần phải mở rộng mối quan hệ chất lượng…

Đây là yếu tố cần và đủ quan trọng và then chốt trong công việc mà bạn cần giải quyết.

5. Bạn sẽ phải làm gì để mục tiêu trở thành kết quả?

Đây là những việc bạn sẽ làm, phải hành động nghiêm tức để giải quyết những “ điều cần phải xảy ra” nêu trên( câu 4)

VD: Tôi phải lên kế hoạch hành động cả tháng, quý, năm đảm bảo rõ ràng.

        Tôi phải rà soát lại danh sách khách hàng cũ và mở rộng khách hàng mới…

6. Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên các việc đã liệt kê.

Khi bạn đã tìm được những việc cần làm để thực hiện mục tiêu tài chính của mình. Bạn liệt kê tất cả những việc đó ra một trang giấy và sắp xếp theo thứ tự.

7. Chọn 3 việc quan trọng thúc đẩy mục tiêu tài chính

Sau khi bạn liệt kê ra các công việc cần làm. Rồi chọn cho mình 3 việc quan trọng nhất, cấp thiết nhất, quan trọng nhất để làm ngay.

8. Hành Động để đạt được mục tiêu tài chính

Sau khi để liệt kê tất cả công việc cần làm, bạn cũng đã chọn ra 3 công việc quan trọng nhất, cấp thiết nhất thì lúc này bạn phải hành động và bắt tay luôn vào thực hiện các công việc ngay. Nếu bạn cứ liệt kê cho có mà bạn không bắt tay hành động thì mục tiêu của bạn chỉ là mục tiêu trên trang  giấy thôi. Và nó không bao giờ thành hiện thực được

9. Đánh giá kết quả đạt được mục tiêu tài chính

Đây là phần cuối cùng để bạn xem xét trong suốt quá trình thiết lặp mục tiêu, lên kế hoạch, hành động. Thì sẽ có những điểm chưa hợp lý bạn thường xuyên đánh giá xem  mình đạt được gì và chưa đạt được gì hoặc điều gì phù hợp, điều gì không phù hợp để điều chỉnh cho hợp lý.

Nếu bạn vẫn còn đang vướng mắc, hoặc chư tìm được cho mình mục tiêu là gì bạn hãy theo dõi video này để đánh thức ước mơ của mình và biết được mục tiêu chính xác của mình là gì?

Click tại đây để được nhận quà tặng: https://cafe.nlptraining.vn/5ngay/

Tham khảo thêm: http://nguyenxuanhuong.com/chi-tiet-chuong-trinh/khoa-hoc-nlp-practitioner.html

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan