5 KỸ NĂNG GIAO TIẾP KHÔN NGOAN

Bản thân mỗi người là một bộ phận của xã hội, xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu các mối quan hệ: Gia đình, bạn bè hàng xóm, đồng nghiệp, làm ăn, ngoại giao…Vậy làm thế nào để chúng ta có thể dung hoà được tất cả các mối quan hệ đó? Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, kỹ năng giao tiếp có thể ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ của bạn. Biết cách đưa ra các thông tin rõ ràng mà người khác hiểu được có thể giúp cải thiện mối quan hệ của bạn và làm giảm bớt các vấn đề mà bạn có thể phải đối mặt. Vậy làm thế nào để bạn có được các kỹ năng giao tiếp và bạn sẽ vận dụng các kỹ năng giao tiếp vào thực tế cuộc sống của bạn như thế nào? 

kỹ năng giao tiếp

Sự thành công của bạn không chỉ phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp và sự siêng năng làm việc mà còn ở các mối quan hệ cá nhân và kỹ năng giao tiếp của họ. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là các mối quan hệ nơi đối tác, trong công việc thất bại trong giao tiếp thường là nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp.

Bài viết này chia sẻ với bạn 5 bí quyết giao tiếp khôn ngoan:

1. Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau.

Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy rõ ràng hiệu quả kỹ năng giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn. Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trong cuộc sống

kỹ năng giao tiếp khôn ngoan

2. Không làm người khác cảm thấy khó chịu ở nơi công cộng

Có một câu nói rằng người mạnh mẽ thật sự nhìn ai cũng thấy thuận mắt. Trong những mối quan hệ của cuộc sống, nếu như bạn gặp phải một người làm bạn cảm thấy khó chịu, bạn cũng không nên trút tất cả sự bực tức của mình lên người ta ở chốn công cộng. Đôi khi chỉ với một câu buột miệng, bạn có thể khiến cho người khác cảm thấy bị mất mặt. Điều này không những chẳng đem đến cho bạn lợi lộc gì mà còn tiềm ẩn những hiểm hoạ khó lường trong tương lai.

Thường thường, bạn bất bình với một người chỉ bởi vì bạn chưa hiểu hết về những gì mà người đó đã và đang phải trải qua. Khi bạn chưa nhìn thấu trái tim của một người, bạn lấy quyền gì để tùy tiện phán xét về lời ăn tiếng nói và cuộc sống của người đó? Nếu bạn thấy người đó có những hành động và lời nói không đúng, thay vì bêu riếu họ trước bàn dân thiên hạ, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn chọn một không gian riêng tư, sử dụng những lời nói thật nhẹ nhàng tình cảm. Không còn trong thế phòng bị để tránh bẽ mặt trước mọi người, họ sẽ sẵn sàng nhìn nhận và lắng nghe những góp ý của bạn.

3. Thông tin đơn giản và dễ hiểu.

Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản; dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp. Tiếp nhận phản hồi.

kỹ năng giao tiếp

Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp. Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn biết được người đối thoại có thực sự nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm.

4. Đừng vội vàng phủ nhận khi bị người khác phê bình, chỉ trích

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Người dám phê bình bạn đa phần là những người thân, bạn bè hoặc cấp trên, những người có quan hệ tốt với bạn.

Đừng vội vàng phủ nhận những lời phê bình, trước khi cảm thấy xấu hổ hay phẫn nộ, bạn cần bình tĩnh xem xét kỹ vấn đề mà đối phương nói. Hãy kìm nén cơn giận của mình xuống, sau đó suy ngẫm xem liệu bản thân bạn có thực sự mắc phải những khuyết điểm như thế không? Người đang chỉ trích bạn đó, mục đích của họ là gì: Liệu họ chỉ đơn giản muốn công kích bạn, hay họ thật lòng muốn bạn trở nên tốt hơn? Lần sau nếu bị phê bình chỉ trích, hãy cho bản thân thời gian để kiểm soát cảm xúc trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào nhé. Sự im lặng cũng là một trong những kỹ năng giao tiếp hay

5. Đừng nói những điều mà bản thân không chắc chắn

Nếu bản thân không chắc chắn về điều gì, thà im lặng không nói còn hơn là mở miệng phát ngôn lung tung. Những từ ngữ mang nghĩa mơ hồ, phỏng đoán theo kiểu: có thể, có lẽ, đại khái, không chắc, nghe nói,…sẽ có lúc vô tình làm tổn thương đối phương đến mức phá hoại hoàn toàn mối quan hệ của bạn với người đó.

Khi bạn không chắc chắn chúng ta nên hạn chế nói những điều đó vì biết đâu đối phương nắm bắt rất rõ về vấn đề bạn đề cập, vậy gây cho họ phản cảm bạn đang ba hoa và cố gắng thể hiện sự hiểu biết của mình, mà không biết rằng mình đang mắc một những kỹ năng giao tiếp.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan