Cho dù rất bức xúc, chịu đựng sự tổn thương sâu sắc trong mối quan hệ vợ chồng, nhiều người đã tìm được biện pháp hóa giải ngay lập tức mâu thuẫn đó chỉ thông qua một phiên Coaching.
Đánh giá mức độ cảm xúc tiêu cực trong mâu thuẫn vợ chồng là 6-7/10, chị C. cho biết ông xã là người sống buông thả, không có ước mơ, không kỷ luật, hay rượu chè, thường dùng ngôn từ sát thương với người khác.
“Mâu thuẫn của vợ chồng tôi đã lên đến đỉnh điểm rồi, đến bây giờ tôi kiệt sức rồi. Tòa án đã hòa giải mấy lần nhưng tôi không chấp nhận. Đầu tuần tôi về là thứ hai ra tòa giải quyết thôi…”, chị T (Hải Dương) nói trong nước mắt. Thế rồi sau phiên Coaching NLP – Hóa giải mâu thuẫn nghiêm trọng trong mâu thuẫn vợ chồng, bức xúc và những bất bình, tuyệt vọng của chị đã hoàn toàn được hóa giải.
Theo chị Huyền, hôn nhân của chị đã rất hạnh phúc giai đoạn đầu. Rồi những ứng xử của chồng đã khiến chị thất vọng. Mâu thuẫn ngày càng tăng khi cả hai mất kết nối, không chia sẻ… và cuối cùng là chia tay. Dù đã chia tay, nhưng chị Huyền vẫn ấm ức và bị stress, rồi trầm cảm. Chị tìm nhiều cách mà không thể giải quyết được vấn đề.
Đến khi được Trainer & Coach Nguyễn Xuân Hương thực hiện phiên Coaching hóa giải mâu thuẫn mối quan hệ vợ chồng, vấn đề mới được giải quyết tận gốc rễ.
“Xô bát xô đũa” là chuyện không hề hiếm gặp trong mỗi cuộc hôn nhân. Những khác biệt dồn lại theo năm tháng mà không được hóa giải sẽ khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên bế tắc, gây tổn thương cho mỗi thành viên trong gia đình.
Thật may mắn, khoa học NLP có thể giúp giải quyết tận gốc rễ mâu thuẫn vợ chồng với nhiều kỹ thuật khác nhau. Nổi bật trong số đó là kỹ thuật “3 vị trí nhận thức” ở các video trên , giúp mỗi người nhìn nhận mâu thuẫn của mình từ ba góc độ khác nhau.
Vị trí thứ nhất (góc nhìn cá nhân): Đây là vị trí của chính mình, trải nghiệm từ góc nhìn cá nhân, với tất cả cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm cá nhân. Ở vị trí này, bạn nhìn nhận và cảm nhận vấn đề theo cách bạn vốn cảm nhận nó.
Vị trí thứ hai (góc nhìn của đối phương): Đây là vị trí bạn đặt mình vào vai trò của người bạn đời và nhìn nhận mọi thứ từ góc nhìn của người đó. Thông qua việc cảm nhận suy nghĩ, cảm xúc và những động lực thúc đẩy hành vi của họ, bạn sẽ xây dựng sự đồng cảm và thấu hiểu.
Vị trí thứ ba (góc nhìn khách quan): Đây là vị trí của một người quan sát trung lập, đứng ngoài tình huống và nhìn nhận sự việc một cách khách quan, không thiên vị. Ở vị trí này, bạn không phải là người trong cuộc mà là người quan sát để có cái nhìn toàn diện và công bằng, giúp bạn đánh giá mọi khía cạnh mà không chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc hoặc thành kiến cá nhân.
Nếu bạn đang bị mâu thuẫn, mất kết nối trong các mối quan hệ như vợ chồng, bố mẹ, con cái…, hãy đăng ký chương trình để được CHỮA LÀNH, HÓA GIẢI qua link: https://plus.vncholding.vn/chua-lanh-phung-su-cong-dong.
Nếu bạn cũng gặp vấn đề nêu trên và cần tư vấn riêng, hãy đăng ký theo link: https://plus.vncholding.vn/dat-lich-tu-van