Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng

Khi hai người từ người xa lạ, họ gặp nhau rồi họ thấy cần có nhau, họ nghĩ rằng trên đời này họ phải thuộc về nhau. Rồi họ cưới nhau và về ở với nhau. Nhưng trong thời gian chung sống họ mới bắt đầu thể hiện hết con người của nhau ra: Bắt đầu hình thành những mâu thuẫn vợ chồng không cùng tiếng nói trong gia đình

1.Suy nghĩ bằng 2 khối óc

Không ai trong chúng ta biết được người khác đang nghĩ gì. Không ai có thể đi vào trong óc của người khác để biết được người đó đang nghĩ gì. Ngay cả tâm lý học, đặc biệt là khoa phân tâm học cũng không làm được việc này. Các nhà phân tâm học cũng chỉ căn cứ vào những giấc mơ, những câu nói lỡ lời, những biểu hiện bên ngoài để nhận xét và đưa ra một kết luận nào đó mà thôi. Riêng khoa tâm lý nam nữ càng làm cho những khác biệt giữa vợ chồng thêm những khó khăn hơn khi phải đưa đến một kết luận về sự suy nghĩ của người phối ngẫu. Sigmund Freud cha đẻ ngành phân tâm học đã phải tự thú, ông “không biết được đàn bà muốn gì”.

Kết luận, vợ chồng nếu không hiểu nhau hoặc hiểu sai ý của nhau là chuyện bình thường. Tuy nhiên, những cái bình thường đó có làm cho vợ chồng trở nên khó chịu, cãi vã nhau hay không lại là chuyện khác. Lúc đó mâu thuẫn vợ chồng có thể xảy ra bất cứ lúc nào Thông thường, người ta rất dễ khó chịu khi một ý nghĩ của mình bị người khác hiểu nhầm hoặc giải thích sai lạc.

Mâu thuẫn vợ chồng

2.Yêu thương bằng 2 con tim

Hai vợ chồng có yêu nhau không? Dĩ nhiên là yêu mới lấy nhau. Yêu mới chấp nhận một người khác đi vào đời mình. Nhưng tình yêu của người vợ dành cho người chồng, hoặc ngược lại, là thứ tình yêu không phải lúc nào cũng đem lại cho nhau hạnh phúc và sung sướng. Cũng như hiểu nhau qua khối óc, yêu nhau bằng trái tim, bằng nhịp đập con tim là hành động tuy rất đáng qúy nhưng không phải lúc nào cũng được đón nhận.

Trong đời sống hôn nhân, không phải là ghét nhau mới làm cho nhau buồn, mà yêu nhau cũng là lý do khiến cho nhau cảm thấy khó chịu, ngột ngạt, và đôi khi muốn trốn chạy nếu người này dùng trái tim mình để cảm nhận thay cho trái tim người kia. Nơi phụ nữ nổi bật nhất là thiên chức làm mẹ. Chính vì thế, đôi lúc trong khi thể hiện tình cảm đối với chồng, người phụ nữ bỗng quên mình là vợ, mà nghĩ mình là mẹ qua hành động căn dặn, càm ràm, lo lắng, chăm chút nhiều việc rất tỷ mỷ, và đấy là những cái mà người chồng cho là không cần thiết có thể dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng mà không có cách giải quyết

Giải quyết bế tắc trong quan hệ mâu thuẫn vợ chồng

3.Vì họ giận nhau bởi cái tôi quá lớn


Tôi phải là nhất, là đúng, là đáng yêu, và đáng tôn trọng. Tâm lý học gọi người luôn luôn coi trọng mình, luôn luôn coi mình là đúng, là đẹp, là nhất bằng hội chứng Narcissism. Đây là tâm trạng được xếp hạng thứ nhất trong những lý do đưa đến việc cãi vã và tranh luận. Những lúc như vậy cái tôi thường bị lợi dụng, hoặc dùng làm lý do bào chữa cho những suy nghĩ áp đặt cũng như hành động chủ quan của mình. Tất cả mọi ý kiến, mọi đóng góp hoặc chia sẻ của người chồng hay vợ lúc đó sẽ trở nên vô giá trị, không đáng quan tâm, vì tôi luôn luôn đúng. Mâu thuẫn vợ chồng xảy ra

Đời sống hôn nhân là một cuộc sống chung, trong đó vợ chồng chia sẻ rất nhiều chuyện buồn vui và hạnh phúc. Quan điểm của nhau không nhất thiết phải đồng nhất trong mọi vấn đề và trong mọi hoàn cảnh. Chỉ khi nào cái tôi của anh và cái tôi của em được nhìn nhận, đặt đúng vị trí, lúc đó vợ chồng mới có sự hòa hợp, yêu thương và hạnh phúc. Do đó, luật sống áp dụng cho vợ chồng trong những lúc tranh cãi là “bất đồng nhưng không bất hòa”.

mâu thuẫn vợ chồng xảy ra

4.Quá sở hữu nhau

Không ai thích bị coi là trẻ con, hoặc bị kiểm soát. Vợ chồng thường tỏ ra phàn nàn, khó chịu, bẳn gắt nhau vì người này quá kiểm soát người kia, coi nhau như vật sở hữu. Khi quá quan tâm, quá săn sóc, quá chiều chuộng nhau theo một góc cạnh sở hữu thường làm cho người chồng hoặc người vợ mất tự do, mất cá tính và bản lãnh. Chúng ta thường nghe những câu phàn nàn tương tự:

-Bà để tôi tự do một chút được không. Tôi đâu phải con nít hay con của bà mà lúc nào bà cũng dặn dò, nhắc nhở, cũng càm ràm, la lối.

-Ông nói yêu tôi nhưng lại coi tôi như con chó con lúc nào cũng phải quấn quit bên ông. Ông nên nhớ tôi là con người, tôi có tự do, có cá tính, và sở thích của tôi.âu

5.VÌ HỌ CẢM THẤY HẾT YÊU NHAU

Ngôn ngữ của vợ chồng

Ngôn ngữ là cách thức biểu lộ suy nghĩ, tình cảm. Ca dao Việt Nam viết: “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhưng nếu tôi không hiểu người đối phương nghĩ gì, và nếu con tim tôi không đồng nhịp đập thì ngôn ngữ nào có thể dùng để diễn tả cảm tình, diễn tả tình yêu mà mình muốn dành cho vợ hoặc chồng?

Quá yêu hoặc nghĩ và cho phép mình được yêu và yêu nên ngôn ngữ dùng nhiều khi không suy nghĩ, cân nhắc, thay vì làm đẹp lại làm mất lòng người phối ngẫu. Khi mâu thuẫn vợ chồng xảy ra chúng ta vẫn thường nghe người này người khác than thở: “Không biết anh nghĩ sao mà có thể nói với em những lời như vậy!” Hoặc: “Em không còn lời nào đẹp hơn để nói với anh sao?” .

Ngôn ngữ của tình yêu trái chiều

Cãi vã, to tiếng, với nhau trong sinh hoạt vợ chồng ngoài những kết quả thông thường là dành chiến thắng cho cái tôi của mình, là đè bẹp cái tôi của đối phương, là để cho đối phương biết là tôi đúng, tôi giỏi, tôi đáng được kính trọng.

Nhưng ở một góc cạnh khác, cãi vã có thể coi như một hình thức trút bỏ những giận hờn, bực tức, nói lên được điều mình muốn nói mà bình thường người đối phương không muốn nghe, hoặc coi thường. Mâu thuẫn vợ chồng dẫn đến cãi nhau trong trường hợp này là một tín hiệu gửi cho người đối phương rằng mình thật sự không vui, không hài lòng, và cần có một sự hiểu biết công bằng.

hóa giải mâu thuẫn vợ chồng

6.LÀM SAO HÓA GIẢI?

Cãi vã, to tiếng hoặc tranh luận giữa vợ chồng là chuyện không thể tránh, và một cách nào đó, là chuyện tự nhiên.
Như vậy, vợ chồng to tiếng, cãi vã là một hình thức nói với mình. Nói cho mình nghe về những ưu tư, thao thức, buồn vui của mình. Mà nói với mình thì dù nói to, nói nhỏ, nói nhẹ nhàng, nói bẳn gắt cũng chỉ là nói cho mình nghe. Nhưng trong hôn nhân, do tình yêu kết nối vợ chồng mới có được cái quyền nói về nhau, nói với nhau như nói với chính mình: “Hai ta tuy hai mà một”, dù thực tế vẫn là “tuy một mà hai”.

Theo tôi, để hạnh phúc được viên mãn, để tình yêu vợ chồng được bền chặt, đôi khi chúng ta phải biết nói tiếng “không” dù người đối phương có buồn lòng hay không buồn lòng. Chúng ta phải sống, phải đối xử với nhau bằng tình yêu, nhưng là một thứ tình yêu chân thật, tình yêu của một người dành cho một người qua việc trân qúy, đón nhận những khác biệt.

Nếu bạn thực sự đang ở trong những giai đoạn khủng hoảng do quá nhiều mâu thuẫn giữa vợ chồng, bạn muốn tìm nơi để bạn tin tưởng và gỡ bỏ mọi nỗi buồn phiền trong bạn, bạn muốn tìm nơi lắng nghe thấu hiểu những điều bạn muốn trải lòng hoặc bạn đang có rất nhiều câu hỏi mà bạn chưa tìm được lời giải đáp cho câu hỏi đó, thì chúng tôi nơi có thể lắng nghe và giúp bạn giải quyết được những mâu thuẫn vợ chồng đó bằng những kỹ thuật coaching NLP. Bạn sẽ có được cuộc sống viên mãn mà bạn mong muốn.

Bạn có thể tham khảo chương trình chữa lành mối quan hệ của chúng tôi. Nơi đã giúp rất nhiều gia đình đã hóa giải mẫu thuẫn để có cuộc sống an vui. Bạn hãy vào Tại địa chỉ: https://cafe.nlptraining.vn/clmqh/

Bạn nhận quà tặng đặc biệt tại đây: https://cafe.nlptraining.vn/5ngay/

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *