MÂU THUẪN VỢ CHỒNG GẦN 10 NĂM LÀM THẾ NÀO HÀN GẮN?

Đến với nhau từ tình yêu thắm thiết, thế mà những va chạm nhỏ như lông gà vỏ tỏi trong cuộc sống đã khiến vợ chồng chị H. anh K không thể tìm được tiếng nói chung với nhau.

Anh K. vốn là người trầm tính, dễ chịu, luôn tìm cách làm hài lòng vợ. Còn vợ anh – chị H. là người cẩn thận, chỉn chu và có phần khắt khe, đôi khi là khó tính trong các vấn đề hàng ngày, từ công việc gia đình đến các mối quan hệ xã hội.

Những tưởng đây là một mối quan hệ bổ khuyết cho nhau nhưng sau vài năm chung sống, vấn đề bắt đầu nảy sinh. Chị H. là người chú trọng đến chi tiết và rất khó tính trong mọi việc. Mỗi khi anh K. làm việc gì, dù là những công việc nhỏ trong gia đình, chị H. luôn có thể tìm thấy điều gì đó chưa đúng hoặc chưa hoàn hảo.

Hàng xóm đi qua trước cửa 10 lần mỗi ngày thì có đến 9 lần nghe thấy những tiếng cằn nhằn của chị H. vang lên trong căn nhà nhỏ. “Tại sao anh lại làm cái này như vậy? Anh không nghĩ là sẽ có cách làm nhanh hơn, gọn gàng hơn sao?”. Hết phàn nàn kỹ năng dọn nhà, chị H. lại hậm hực mỗi lúc chồng dành hẹn bạn đi uống bia: “Anh không làm gì giúp tôi cả, tôi phải làm hết mọi thứ một mình”.

Anh K. dần cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt trong mối quan hệ. Anh khó chịu với sự chỉ trích liên tục của vợ nhưng không muốn mâu thuẫn leo thang, không muốn khiến vợ bị tổn thương nên anh cứ nín nhịn. Sự cam chịu này lại càng khiến tình cảm sứt mẻ. Anh K. cảm thấy bế tắc. Còn chị H. thì tổn thương sâu sắc vì chồng phớt lờ mình.

Chị H., sau một lần trò chuyện với người bạn, đã được khuyên nên thử tìm hiểu các phương pháp giao tiếp hiệu quả hơn. Chị bắt đầu tìm hiểu về NLP và sau khi được chính NLP Master Trainer Nguyễn Xuân Hương Coach trực tiếp trong hơn 2 tiếng, chị nhận ra rằng mâu thuẫn giữa anh và chị có thể được cải thiện thông qua việc thay đổi cách thức giao tiếp và hiểu nhau hơn.

Lắng nghe chủ động

Chị H. bắt đầu áp dụng kỹ thuật lắng nghe chủ động. Chị quyết định không phản ứng ngay, không phê bình hoặc chỉ trích khi thấy anh K. làm chưa đúng ý mình. Thay vào đó, chị sẽ dành thời gian lắng nghe để thấu hiểu cảm xúc của chồng.

Một buổi tối, chị H. chưa vội phàn nàn về việc anh K. không làm việc nhà đúng cách mà thử cách tiếp cận khác:

Chị H.: “Anh nói đúng, em hiểu rằng anh đi làm về đã rất vất vả, lại đón con rồi tập trung cho con tắm rửa mệt mỏi rồi. Anh đã lại cố gắng dọn dẹp nhà cửa tuy là chưa được theo ý em mong muốn, nhưng rõ ràng là đã rất cố gắng hàng ngày. Em hiểu rằng anh cảm thấy mệt mỏi vì phải làm mọi thứ mà cứ hay bị em chỉ trích phàn nàn. Em sẽ cố gắng cải thiện, vì mọi thứ trong cuộc sống này sẽ không bao giờ hoàn hảo cả”.

Lúc đầu, anh K. hơi ngạc nhiên trước thái độ điềm tĩnh và không cáu gắt của chị H. Nhưng sau vài lần, anh bắt đầu cảm nhận được sự khác biệt trong cách giao tiếp của vợ. Anh cũng dần cởi bỏ sự phòng thủ khi cảm thấy mình được công nhận giá trị đóng góp.

Có lần anh K. cũng đóng góp ý kiến để thay đổi góc nhìn của chị Hoa về những tình huống tiêu cực.

Anh K.: “Anh hiểu rằng em muốn mọi thứ phải hoàn hảo và đúng kế hoạch. Điều đó rất quan trọng để mọi việc trong gia đình chúng ta không bị rối loạn. Nên chúng ta thử thay đổi cách nhìn một chút nhé. Anh nghĩ rằng có thể chúng ta sẽ không phải là những người hoàn hảo, nhưng anh sẽ luôn cố gắng vì gia đình mình”.

Những lời bộc bạch của chồng không chỉ giúp chị H. nhìn nhận vấn đề theo một cách nhẹ nhàng hơn mà chị cũng thấy rằng anh K. luôn nỗ lực vì gia đình, dù anh có đôi khi không đạt được kỳ vọng hoàn hảo của chị.

Sử dụng ngôn ngữ tích cực và khích lệ

Chị H. có xu hướng chỉ trích khi mọi thứ không được như ý muốn, nhưng chị H. nhận ra rằng thay vì đáp trả bằng sự tức giận hoặc mệt mỏi, chị có thể áp dụng ngôn ngữ tích cực để tạo ra một bầu không khí dễ chịu hơn. Chị H. bắt đầu khen ngợi và khích lệ anh K. về những điều anh K. làm tốt trong gia đình.

  • Chị H.: “Anh luôn lo lắng và chăm sóc gia đình rất chu đáo. Em rất trân trọng những gì anh làm. Nhưng em cũng muốn thấy anh sẵn sàng cùng em chia sẻ mọi việc, kể cả những công việc nhỏ nhặt”.

Bằng cách sử dụng ngôn ngữ tích cực, chị H. giúp anh K. nhận thấy rằng chị không hề phớt lờ công sức mà thật sự đánh giá cao những nỗ lực của chồng. Điều này giúp giảm bớt cảm giác phòng bị của anh K. và thay vào đó, tạo ra sự thấu hiểu và đồng cảm.

Xây dựng tích cực

Chị H. cũng học cách xây dựng những tích cực trong giao tiếp với anh K. Chị H. bắt đầu tạo ra những hành động nhỏ để làm dịu bớt không khí căng thẳng mỗi khi chồng có dấu hiệu khó chịu.

Ví dụ, mỗi khi chị H. muốn phê bình công việc của anh, thì chị lại suy nghĩ lại, mỉm cười nói: “Anh và em thử làm lại và chắc chắn lần sau sẽ tốt hơn”  và dễ dàng nhận được sự đồng thuận của chồng.

Chị H. dần nhận ra rằng mỗi lần anh K. ủng hộ, đồng tình, chị cảm thấy nhẹ nhõm hơn và không còn quá lo lắng hay căng thẳng. Hành động này trở thành một thói quen tích cực giúp chị H liên kết các tình huống căng thẳng với cảm giác thư giãn và sự hỗ trợ từ anh K.

Kết quả: Mối quan hệ gia đình cải thiện rõ rệt

Sau một thời gian áp dụng những kỹ thuật NLP, mối quan hệ giữa anh K. và chị H. bắt đầu có sự thay đổi. Chị H. không còn cảm thấy mình phải “gánh vác” mọi việc một mình, và anh K. cũng không cảm thấy bị chỉ trích hoặc không được công nhận. Hai người dần dần học được cách giao tiếp hiệu quả hơn và thấu hiểu nhau hơn.

Chị H. nhận ra rằng anh K. thực sự quan tâm đến vợ và gia đình, và anh cũng sẵn sàng thay đổi để cải thiện mối quan hệ. Trong khi đó, anh K. cũng học được cách sử dụng ngôn ngữ tích cực để giảm thiểu sự căng thẳng và tạo ra một không khí gia đình nhẹ nhàng hơn.

Một buổi tối, sau khi cùng nhau hoàn thành công việc nhà, chị H. nói: “Cảm ơn anh, hôm nay em thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng và vui vẻ. Em cảm nhận được sự thay đổi của gia đình mình, và em rất cảm ơn anh vì điều đó”.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan