Một đứa trẻ tự tin là luôn được cha mẹ quan tâm, yêu thương và thấu hiểu. Chúng thường sẽ trở thành người thành công, hoạt bát, lương thiện. mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái là một lẽ tự nhiên, nó đã được xây dựng từ khi đứa trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, cha mẹ có biết ở mỗi một độ tuổi, trẻ lại càng có lối suy nghĩ khác đi. Và càng lớn thì trẻ càng ít chia sẻ những vấn đề của bản thân với cha mẹ. Nếu giữa cha mẹ và con cái xảy ra mâu thuẫn thì cha mẹ hoàn toàn có thể mang đến cho trẻ những suy nghĩ tiêu cực, những lối sống tiêu cực. Có nhiều nguyên nhân khiến tình cảm giữa cha mẹ và con cái có khoảng cách.
Ví dụ như cha mẹ luôn la mắng mỗi khi con phạm lỗi, hay so sánh con với những đứa trẻ khác, chỉ trích con nếu con làm sai điều mình muốn, ép con làm theo định hướng của cha mẹ trong khi con không thích…
Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái?
1. Kết nối phù hợp.
Cha mẹ có thể làm tốt mối quan hệ với con bằng các kết nối với con theo đúng độ tuổi. Dạy, làm việc và chơi ở mức độ con quen thuộc. Điều này giúp con thấy cha mẹ dễ tiếp cận hơn và sẽ gắn kết hơn với cha mẹ.
Nếu cha mẹ và con cái không có tiếng nói hay không thể ngồi nói chuyện với nhau thì dần dẫn đến mâu thuẫn cha mẹ và con cái trầm trọng. Sự xa cách bắt đầu suất hiện
2. Dành thời gian ưu tiên cho từng đứa trẻ
Là cha mẹ, bạn nên tạo dựng được nền tảng lòng tin với con cái. Niềm tin có thể chuyển đổi thành nhiều vai trò khác nhau trong việc nuôi nấng những đứa trẻ. Nếu muốn con bạn có thể tin tưởng vào cha mẹ thì khi nói gì hay hứa gì, hãy cố gắng thực hiện nó, hãy giữ lời. Điều này là cơ sở để con luôn được cảm thấy an toàn khi muốn thực hiện điều gì đó trong tương lai.
Giữ mối liên hệ với trường học, bạn bè và các hoạt động ngoại khóa của con
Mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái còn thể hiện ở sự liên hệ giữa cha mẹ với cuộc sống xung quanh của con. Không thể có mối quan hệ tốt với con nếu chỉ đơn giản chỉ nói “chào buổi sáng” hay “chúc ngủ ngon” mỗi ngày. Ai cũng đều bận rộn với công việc của mình, nhưng hãy cố dành thời gian để tìm hiểu về những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của con như bạn bè, lớp học, các môn thể thao…, thường xuyên cập nhật về thành tích của con, cùng con giải quyết các bài tập về nhà nếu có thể, gặp bạn bè của con nhiều hơn.
3.Luôn giao tiếp với con một cách tích cực
Luôn trò chuyện cùng con, làm bạn với con, để con tự nói lên mong muốn và sở thích của mình. Những điều con mong muốn nếu không có sai trái gì thì các bậc cha mẹ cứ để con tự quyết định và chịu trách nhiệm trước lựa chon của con, cho dù điều đó đúng hay sai.
Việc học cách nghe và nói chuyện với con thực sự mang lại hiệu quả nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. Thường xuyên nói chuyện để con có thể được chia sẻ với cha mẹ về những vấn đề mình đang vướng mắc. Đặc biệt khi trẻ bắt đầu độ tuổi mẫu giáo, có khá nhiều vấn đề thay đổi xung quanh như thay đổi môi trường lớp học, nhận thức trẻ cũng thay đổi, dung nạp được nhiều kiến thức hơn nhưng trẻ sẽ không thể hiểu cặn kẽ được vấn đề nên như không được thường xuyên nói chuyện với cha mẹ.
4.Trò chuyện với con một cách thoải mái
Luôn quan tâm đến những vấn đề con đang gặp phải trong học tập, trong các mối quan hệ. Trò chuyện để nắm bắt được sở thích, sở trường của con đồng thời bạn cũng có thể chia sẻ những yêu thích của bản thân để con hiểu bạn hơn.
Cười nhiều với con. Hãy để con biết rằng không phải mọi thứ xung quanh cha mẹ chỉ là những điều nghiêm khắc. Tất nhiên bạn muốn phải tôn trọng những điều mình nói nhưng hãy cười nhiều với con để xích lại khoảng cách và làm nên những giây phút, kỷ niệm hạnh phúc bằng cách đùa vui, cùng con thực hiện những hành động đáng yêu…
5.Giải quyết khi con mắc lỗi theo các hướng:
Khi các con bạn đang mắc lỗi hoặc gây ra một việc gì đó không đúng thì cha mẹ cũng nên phạt hoặc phân sư cho con hiểu.
+ Kiên định: Nêu rõ hậu quả của việc làm sai, không cổ xúy, không nhân nhượng, áp dụng hình phạt một cách phù hợp.
+ Công bằng: Áp dụng hình phạt phù hợp với mức độ phạm lỗi nhưng hãy đảm bảo nó không quá khắc nghiệt
+ Thân thiện: truyền đạt những lời khuyên cho con một cách lịch sự, tránh lên giọng. Phân tích lỗi sai và chỉ ra hậu quả. Ngoài ra hãy khen ngợi khi con làm được những việc tốt
Bạn đang mất kết nối với con. bạn không thể trò chuyện và gần được với con. Con bạn đang tránh né bạn không muốn giao tiếp với bạn. Bạn đang muốn tìm giải pháp để kết nối lại với con.
Clik tại đây: https://cafe.nlptraining.vn/clmqh/
Bạn đăng ký nhận quà tại Link: http://nguyenxuanhuong.com/new/5-ngay-thay-doi-cuoc-doi-bang-nlp.html