Nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột trong đội nhóm bằng NLP

Sự cần thiết trong kỹ năng giải quyết xung đột trong một đội nhóm được đánh giá là rất quan trọng. Đến với NLP Training Việt Nam chúng tôi sẽ giúp bạn phương pháp giải quyết xung đột hiệu quả giúp đội nhóm thêm gắn kết hơn.

Nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột trong đội nhóm bằng NLP

Xung đột trong nhóm phát sinh do sự khác nhau về tư tưởng, quan điểm, văn hóa…. Nếu cách giải quyết xung đột trong nhóm của bạn tốt thì sẽ đem lại các điểm tích cực như: nâng cao sự hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm; cải tiến chất lượng ra quyết định, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, nâng cao khả năng phối hợp nhóm, tạo ra môi trường tự đánh giá và thay đổi. Ngược lại, các bước giải quyết xung đột không được xử lý tốt sẽ làm mất đi tính đoàn kết cũng như hiệu quả làm việc trong nhóm và công ty.

Khi giải quyết xung đột nhóm, điều quan trọng là phải sử dụng đúng phương pháp phù hợp với tình huống và những người liên quan. Những phương pháp cơ bản trong kỹ năng giải quyết xung đột nhóm được NLP Training Việt Nam giới thiệu sẽ giúp bạn trở thành một nhà quản lý và giải quyết xung đột tài ba. 

Vậy nếu bạn muốn biết NLP là gì? Hãy tham khảo các bài viết trước đó của chúng tôi nơi mà bạn sẽ tìm thấy phương pháp lập trình ngôn ngữ tư duy này hoàn toàn mới mẻ và có thể đem lại cho bạn những góc nhìn chân thực hơn về cuộc sống, về cách bộ não hoạt động như thế nào để đem lại động lực làm việc cho người khác và cho chính bạn mỗi ngày.

Cạnh tranh (kiểu cá mập)

Đây là một cách giải quyết xung đột quyết đoán, một bên luôn áp đảo bên kia bằng việc sử dụng sức ảnh hưởng của mình. Ảnh hưởng này có thể từ vị trí, cấp bậc, chuyên môn hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên nghiệp giúp ích trong quá trình giải quyết xung đột của những người khác trong và ngoài đội nhóm của bạn.

Nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột trong đội nhóm bằng NLP

Phương pháp giải quyết xung đột này sử dụng tốt nhất trong những tình huống đòi hỏi tính quyết định nhanh chóng, khẩn cấp và vấn đề mâu thuẫn đặc biệt quan trọng.

Né tránh (kiểu con rùa)

Khi gặp mâu thuẫn, rùa thụt đầu vào mai để tránh sự va chạm. Né tránh là cách giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương định đoạt hoặc bên thứ 3. Người sử dụng phương pháp này không tham gia vào tranh luận để đòi quyền lợi. Cách giải quyết xung đột này thường được áp dụng với những vấn đề không quan trọng, hoặc không liên quan đến lợi ích của mình.

Nhượng bộ (kiểu gấu bông)

Gấu luôn muốn mọi người chấp nhận, giữ hòa khí. Phương pháp nhượng bộ là cách giải quyết xung đột trong nhóm bằng cách bỏ qua quyền lợi của mình và không đòi hành động tương tự từ bên kia. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột này có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi vấn đề cần giải quyết quan trọng với người khác hơn bản thân, hoặc khi bạn đặt tiêu chí duy trì sự hòa đồng trong tổ chức lên hàng đầu.  

Cộng tác (kiểu chim cú)

Hợp tác là cách giải quyết xung đột bằng việc thỏa mãn tất cả mọi người liên quan. “Chim cú” coi trọng cả mục đích và mối quan hệ. Nó thường áp dụng trong tình huống cả các bên đều có quyền lợi quan trọng cần thỏa hiệp hoặc cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên. Kỹ năng giải quyết vấn đề theo kiểu thỏa hiệp này luôn chứng minh được sự hữu dụng của nó mỗi khi bạn áp dụng vào các vấn đề về giải quyết xung đột thật hiệu quả.

Thỏa hiệp (kiểu con chồn)

Đây là phương pháp mang tính trung gian của sự quyết đoán và hợp tác. Mỗi bên hy sinh một phần quyền lợi để tìm giải pháp trung hòa các bên cùng có lợi. Các bước giải quyết xung đột này thường được áp dụng khi mục đích đặt ra ở mức độ vừa phải và đang cần nhanh chóng xử lý.

Các bước giải quyết xung đột trong nhóm

Trong kỹ năng giải quyết xung đột nhóm, bạn cần thực hiện các bước sau để vấn đề xung đột được xử lý tốt nhất và trở thành động lực phát triển nhóm.  Sử dụng tốt kỹ năng thuyết phục của bạn sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa nhất thông qua các phương pháp giải quyết xung đột khác hiệu quả. 

Xác định nguyên nhân xung đột

Nhìn nhận ra nguyên nhân chính dẫn đến xung đột, xác định rõ nội dung chi tiết của mâu thuẫn và những người liên quan, không quy kết, gán ghép, tố cáo.

Mặc khác, tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của bên có xung đột với mình để hiểu quan điểm của họ. Lúc này kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn mới thực sự hiệu quả và có thể giúp bạn xử lý xung đột một cách tốt nhất.

Kỹ năng lắng nghe

Khi tìm ra nguyên nhân xung đột không nên vội kết luận mà phải áp dụng kỹ năng lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm. Thực hiện kỹ năng lắng nghe trong nhóm làm việc gắn liền với sự quan tâm tới vấn đề nhóm cần giải quyết. Lắng nghe không chỉ tiếp nhận ý kiến mà còn phân tích, chọn lọc. Cần thể hiện thái độ lắng nghe với sự quan tâm thực sự.

Nhận định lại vấn đề

Khi đã biết được nguyên nhân chính của vấn đề và hiểu rõ suy nghĩ của cuộc xung đột, cần cẩn thận nhận định lại vấn đề để chắc chắn mọi thứ đúng sự thật. Điều này rất quan trọng vì sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề thông minh sẽ được giải quyết công bằng nhất.

Nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột trong đội nhóm bằng NLP

Đưa ra nhiều lựa chọn

Xung đột và giải quyết xung đột là mâu thuẫn của nhiều người nên cần đưa ra nhiều lựa chọn để có thể thảo luận và cùng chọn ra phương án tốt nhất. Tránh đẩy các bên vào sự gượng ép vì như vậy không chỉ tháo gỡ được vấn đề mà còn khiến xung đột tăng cao.

Công bằng và minh bạch trong giải pháp

Kỹ năng giải quyết xung đột nhóm tốt nhất là hãy đặt mình vào vị trí trung lập, không thiên vị hay bênh vực bên nào. Đồng thời, không đặt cái tôi cá nhân khi giải quyết xung đột, giải quyết vấn đề. Sẵn sàng hợp tác, xây dựng mối quan hệ tốt vì mục đích chung, cố gắng tiến dần đến sự thỏa thuận giữa các bên.

Xung đột là một vấn đề phức tạp, đa dạng mà chúng ta không thể cố định trong vài phương pháp giải quyết xung đột đơn thuần được. Nên nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng giải quyết xung đột nhóm, bạn hãy đến với NLP Training Việt Nam để học hỏi thực tiễn từ các chuyên gia, diễn giả nổi tiếng.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn để được hỗ trợ miễn phí:

SĐT: 0936 48 66 33 – 02438 238 720

Email: nlptraining.vn@gmail.com

Địa chỉ: 13 Nguyễn Chế Nghĩa, P. Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan