“Khi một đứa trẻ bị cha mẹ chỉ trích hay đánh chửi, thì nó không dừng yêu thương cha mẹ mình mà nó dừng yêu thương chính bản thân nó.” Từ đó nó tạo thành vỏ bọc ra bên ngoài, nhưng chính bên trong đứa trẻ bị tổn thương.

1. Trẻ em cần được yêu thương.

Trẻ em hiểu sự yêu thương một cách rất thuần khiết. Yêu thương là nâng niu, chăm sóc, chứ không phải là la mắng, chỉ trích, đánh chửi.

Nếu đứa trẻ không được đối xử yêu thương theo cách trên thì tâm trí nó bị nhiễu loạn, hoang mang về tình yêu thương. Đứa trẻ bị tổn thương ở bên trong. Nó thấy mình thật sự cô đơn

trẻ thu mình lại với thế giới bên ngoài do bị tổn thương

Nó sẽ nghĩ rằng: Đến cha mẹ mình còn không yêu mình, không thấy giá trị của mình thì có nghĩa là mình không đáng được yêu thương, không có giá trị.

2.Những trải nghiệm tiêu cực

Kể từ trải nghiệm/ sự kiện sớm nhất về sự bị từ chối/ chối bỏ này, một chiếc mặt nạ sẽ bắt đầu hình thành như một sự tự bảo vệ chống lại cảm giác đau lòng này có liên quan đến việc đánh giá thấp bản thân và được đặc trưng bởi một tính cách lảng tránh. Theo cách đó, phản ứng đầu tiên khi một người cảm thấy bị từ chối là chạy trốn (fleeing) trước rất nhiều tình huống xảy ra trong đời họ: im lặng khi có tranh luận xảy ra, cắt đứt mối quan hệ tình cảm trong sự lặng im… vân vân…

Đó có thể là tổn thương tâm lý khiến cho một số người sau này trưởng thành luôn thấy trống rỗng bên trong, luôn đi tìm sự công nhận từ bên ngoài hay không thể kết nối, cảm nhận được tình yêu thương với người khác, thậm chí với chính đứa con của mình.

Đứa trẻ bị tổn thương

Điều gì đã xảy ra đối với những đứa trẻ bị tổn thương này từ khi còn nhỏ? Đó thường là những đứa trẻ sinh ra và được nuôi dưỡng trong những gia đình mà bố mẹ rất nghiêm khắc và thích sử dụng kỷ luật để thể hiện tình yêu với con cái mình. Những đứa trẻ này thường không nhận được nhiều sự đánh giá cao từ cha mẹ mình hoặc chúng cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương không cân bằng so với những anh/chị/em ruột khác của mình từ ba mẹ. Quyền lợi và khả năng của chúng ko được tôn trọng đúng mực.

Chữa lành đứa trẻ bị tổn thương

3.Từ tổn thương hình thành tính cách

Đứa trẻ sống với tổn thương này trong khoảng từ 3 đến 5 tuổi, vì không ai giúp chúng ta định hình tính cách cá nhân của mình, chúng ta là ai, trước những bậc cha mẹ luôn tỏ ra lạnh lùng, thiếu những cử chỉ tình cảm và luôn đòi hỏi nhiều chuẩn mực đối với con cái mình. Chúng ta đã không được học cách để bày tỏ cảm xúc thật của mình trước mặt ba mẹ. Vì chúng ta đc dạy rằng việc giữ thể diện trước mặt người khác quan trọng hơn. Do đó, gần như là điều không thể để đứa trẻ được là chính mình…

Đứa trẻ bị tổn thương

Nếu có lúc nào đó định đánh con, ta hãy tự hỏi: Việc mình sắp đánh con là để dạy con hay để biến con mình sau này trưởng thành, nó thành người tự ti, nghĩ mình thừa thãi, không xứng đáng, trống rỗng, chẳng cần quan tâm, yêu thương ai, mất kết nối với cảm xúc… điều đó có tốt cho nó không?

Nếu bạn cũng đang có những tổn thương bên trong mình mà bạn cần gỡ bỏ, bạn hãy đến với chương trình chữa lành đứa trẻ bên trong của chúng tôi, nơi sẽ giúp bạn tìm lại đứa trẻ bên trong chính bạn.

Click để nhận phần quà chữa lành: http://nguyenxuanhuong.com/new/5-ngay-thay-doi-cuoc-doi-bang-nlp.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *